Các nước Đông Nam Á

I. Các nước Đông Nam Á

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

– Trước CTTG II, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).

– Trong những năm CTTG II, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập

+ Miến Điện, Mã lai, Phi líp pin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.

– Ngay sau đó, thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.

Tên quốc gia

Thủ đô

Ngày độc lập

1. In-đô-nê-xi-a

Gia-các-ta

17.08.1945

2.Thái Lan

Băng Cốc

3. Xing-ga-po

Xing-ga-po xi-ti

06.1959

4. Ma-lay-xi-a

Kua la Lum-pua

31.08.1957

5. Phi-líp-pin

Ma-ni-la

04.07.1946

6. Việt Nam

Hà Nội

02.09.1945

7. Lào

Viêng – Chăn

12.10.1945

8. Campuchia

Nông – Pênh

09.11.1953

9. Mi-an-ma

Ran-gun

04.01.1948.

10. Bru-nây

Ban-da Seri

Be ga oan

01.01.1984

11. Đông Timo

Đi – li

20.05.2002.

b) Lào (1945 – 1975)

– 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp

  • Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.
  • Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
  • Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

– 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ

  • Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự – chính trị – ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
  • Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ, giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ.
  • Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
  • Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
  • Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế – xã hội.

c) Campuchia (1945 – 1993)

– 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp

  • Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.
  • Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia” nhưng vẫn chiếm đóng.
  • Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

– Từ 1954 – 1975

  • 1954 – 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất nước.
  • 1970 – 1975: kháng chiến chống Mỹ
    • Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi.
    • Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– 1975 – 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ

  • Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
  • Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

– 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước

  • Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.
  • Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
  • Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.
  • Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do N.Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
  • Tháng 10/2004 vua N. Xi -ha-núc thoái vị, hoàng tử Xi-ha-mô-ni kế vị.

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á

a) Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (đọc thêm)

den nam 2000 tat ca cac nuoc trong khu vuc dong nam a deu

b) Nhóm các nước Đông Dương (đọc thêm)

– Sau khi giành được độc lập, đã phát triển theo hướng kinh tế tập trung, đạt được một số thành tựu, nhưng còn nhiều khó khăn.

– Vào những năm 80-90 của thế kỉ XX, các nước này bước sang nền kinh tế thị trường.

c) Các nước khác ở Đông Nam Á

– Bru-nây: Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng, gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

– Mi-an-ma: Sau 30 năm thực hiện hành chính sách “hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm. Đến 1988, cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP là 6,2%(2000).

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

a) Sự thành lập

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

– Tránh ảnh hưởng của chiến tranh đế quốc đang lan rộng.

– Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC.

=> Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

b) Mục đích và nguyên tắc hoạt động

– Mục đích: Hợp tác, liên kết, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

– Nguyên tắc hoạt động:

+ Tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên.

+ Cam kết không đe dọa vũ lực, không sử dụng vũ lực trong khu vực.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

c) Hoạt động

– Từ năm 1967 đến 1976: non yếu, lỏng lẻo. Mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.

– Từ năm 1976 đến nay: khởi sắc, hoạt động tương đối hiệu quả.

d) Quá trình mở rộng:

– Từ 5 nước ban đầu, ASEAN đã có quá trình mở rộng thành viên.

– Đến năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ mười.

– Đến nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập ASEAN (trừ Đông Timo – thành viên quan sát của ASEAN).

hoi nghi cap cao asean lan thu 34

Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 (tháng 6/2019)

Video tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của ASEAN năm 1967-2017

4. Mở rộng: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN

ND chính

– Vài nét về quá trình đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.

– Tổ chức ASEAN: hoàn cảnh ra đời; mục đích và nguyên tắc hoạt động; quá trình hoạt động và mở rộng thành viên.

– Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

đồ tư duy các nước Đông Nam ÁCác nước Đông Nam Á</>