MỤC LỤC BÀI VIẾT
Hiến máu và chu kỳ kinh nguyệt Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không? Nên ăn gì để bổ máu nếu hiến máu khi đang có kinh nguyệt? Những trường hợp nên trì hoãn hoặc không nên hiến máu khác Lời kết
Bạn đang xem: Vừa Hết Kinh Nguyệt Có Hiến Máu Được Không Và Những Điều Cần Lưu Ý
Nhiều bạn gái thắc mắc liệu vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không. Lời khuyên hữu ích dành cho bạn là không nên tham gia vào hoạt động này trong vòng 7 ngày sau kỳ hành kinh bởi cơ thể cần thời gian phục hồi. Ngoài ra, nữ giới cũng cần tìm hiểu các trường hợp nên trì hoãn hoặc tuyệt đối không nên hiến máu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc lây lan bệnh tật. Tham khảo chi tiết hơn về vấn đề này qua bài chia sẻ sau đây của Kotex nhé!
Xem thêm : Ra mồ hôi tay chân – Hiểu rõ bệnh và cách trị để giảm mồ hôi
Xem thêm:
Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách
Tampon Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Tampon Đúng Cách, An Toàn
Tác Dụng Của Băng Vệ Sinh Hàng Ngày Là Gì? Có Nên Dùng?
Hiến máu và chu kỳ kinh nguyệt
Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt? Các bạn gái nên tìm hiểu kỹ về vấn đề hiến máu và tình trạng sức khoẻ trong, sau ngày hành kinh để có lời giải đáp chính xác nhất.
Hiến máu có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ không?
Lượng máu lấy đi trong mỗi lần hiến chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng số máu trong cơ thể, do đó hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Sau quá trình này, một số chỉ số máu có thể thay đổi nhưng rất nhỏ, vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Trước khi thực hiện, người hiến sẽ được kiểm tra sức khoẻ tổng thể, đảm bảo không mắc các bệnh lý nội khoa (suy gan, suy thận, bệnh tim,…). Thông qua đây, bạn có thể phát hiện sớm các tình trạng bất thường xảy ra trong cơ thể (nếu có) để tiến hành điều trị kịp thời.
Hiến máu xong có bị chậm kinh không? Thực tế cho thấy, hiến máu không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ.
Kỳ kinh nguyệt thường mất đi bao nhiêu máu?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài từ 3 -7 ngày. Lượng máu kinh mất đi tùy thuộc vào thời gian hành kinh và cơ địa của mỗi người. Trung bình, mỗi người phụ nữ mất đi khoảng 30 – 40ml máu trong những ngày “đèn đỏ”. Nhiều trường hợp có thể lên đến 80ml. Tuy nhiên, lượng máu thực tế chỉ chiếm 36%, còn lại là chất nhầy cổ tử cung và niêm mạc tử cung bong tróc.
Nữ giới cần biết hết kinh nguyệt bao lâu thì được hiến máu và khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không để đảm bảo an toàn sức khỏe (Nguồn: Internet)
Xem thêm : Ra mồ hôi tay chân – Hiểu rõ bệnh và cách trị để giảm mồ hôi
Xem thêm:
Review ưu, nhược điểm và cách chọn băng vệ sinh dạng quần
30+ cách giảm đau bụng kinh đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà
Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không?
Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không hay khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không? Ngay khi hành kinh kết thúc, cơ thể vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn lượng máu đã mất đi. Do đó, nữ giới chưa thể hiến máu trong vòng 7 ngày sau kỳ kinh. Ngoài ra, việc hiến máu cũng nên trì hoãn trong vòng 7 ngày trước kỳ kinh dự tính để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nên ăn gì để bổ máu nếu hiến máu khi đang có kinh nguyệt?
Nếu bạn quyết định hiến máu khi đang có kinh nguyệt, nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt, vitamin C và axit folic, bao gồm:
- Thực phẩm giàu sắt: Rau xanh đậm, thịt bò, cá ngừ, sữa, gan động vật, nho khô.
- Thực phẩm giàu vitamin C và axit folic: Hải sản, trứng gà, đậu, hạt ngũ cốc, quả mọng nước,…
- Thực phẩm chức năng bổ sung sắt, vitamin C, axit folic.
Bổ sung thực phẩm bổ máu khi đang có kinh nguyệt (Nguồn: Internet)
Những trường hợp nên trì hoãn hoặc không nên hiến máu khác
Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không? Các trường hợp nên trì hoãn hiến máu hoặc không nên hiến máu đều đã được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp nên trì hoãn hiến máu
Các trường hợp cần trì hoãn thời gian hiến máu bao gồm:
- Phụ nữ mang thai hoặc sinh con.
- Phụ nữ vừa kết thúc kỳ thai nghén.
- Người vừa khỏi bệnh lao, viêm não, viêm màng não, sốt rét, uốn ván, giang mai,…
- Người vừa tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó mèo cắn hoặc truyền máu, truyền chế phẩm từ máu.
- Xăm trổ trên da, bấm khuyên tai hoặc bấm lỗ các vị trí khác trên cơ thể.
- Người phơi nhiễm với máu hoặc dịch của người có nguy cơ/ đang mắc bệnh lây truyền qua đường máu.
- Người khỏi bệnh sau khi mắc viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, quai bị, sởi…
- Người khỏi bệnh sau khi đã mắc nhiễm trùng máu, viêm tủy, viêm tắc tĩnh mạch, thương hàn, viêm tắc động mạch.
Xem thêm : Ra mồ hôi tay chân – Hiểu rõ bệnh và cách trị để giảm mồ hôi
Xem thêm:
Góc chuyên gia: Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra nhanh?
Hướng Dẫn Sử Dụng 7 Loại Thuốc Đau Bụng Kinh An Toàn Và Hiệu Quả
Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị
Trường hợp không nên hiến máu
Một số trường hợp không nên thực hiện hiến máu bao gồm:
- Người dưới 18 tuổi.
- Người quá 60 tuổi.
- Nữ giới nặng dưới 42kg.
- Nam giới nặng dưới 45kg.
- Người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, gan mật, máu.
- Người bị dị ứng nặng.
- Người có tiền sử cấy ghép nội tạng.
- Người nghiện rượu, nghiện ma túy.
- Người khuyết tật nặng.
- Người mắc các bệnh lý lây truyền qua máu như: HIV, viêm gan B, viêm gan C,…
Hiến máu được trì hoãn hoặc không cho phép thực hiện đối với một số đối tượng nhất định (Nguồn: Internet)
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này, bạn đã cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích để trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ.
Tham khảo thêm:
Có kinh uống nước đá được không?
Có Nên Sử Dụng Thuốc Uống Ra Kinh Nguyệt Không? Nên Uống Loại Nào?
Rong Kinh Là Gì: Dấu Hiệu, Nguyên nhân Và Cách Điều Trị
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp