Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo những gì [2024]

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video đi bộ đội cần mang theo những gì

Nghĩa vụ quân sự được xem là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân, gồm cả phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị. Trước khi được đi nghĩa vụ quân sự, cần phải qua đợt khám nghĩa vụ xem có đủ tiêu chuẩn để đi hay không? Vậy Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo những gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

đi Khám Nghĩa Vụ Quân Sự Cần Mang Theo Những Gì
Đi nghĩa vụ quân sự cần mang theo gì

1. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự hiện nay

* Về tuổi đời

– Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. (theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự )

– Công dân nam đang học cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo được tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

* Về sức khỏe

– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. (theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

– Những công dân có sức khỏe loại 3, có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ vào Quân đội.

* Về đạo đức, chính trị

– Thực hiện theo hướng dẫn về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an.

– Công dân có xăm da (bằng kim) với hình thù kinh dị, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống) sẽ không được gọi nghĩa vụ quân sự.

* Về học vấn

Công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên sẽ được tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Tại các địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân, được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7 trở lên.

– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn, xã biên giới được tuyển từ 20-25% có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

2. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?

– Theo quy định, hằng năm trong khoảng thời gian từ 01/11 – 31/12 và quý I mỗi năm sẽ có một đợt gọi nghĩa vụ quân sự.

– Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được gửi cho công dân trước 15 ngày.

Hằng năm, công dân được nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia Công an nhân dân 01 lần vào tháng 02 hoặc tháng 03; vì lý do quốc phòng, an ninh nếu cần thiết thì được gọi lần thứ hai. (theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự)

Riêng với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm: được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ.

* Nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự là đâu?

– Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

– Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức đồng thời tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Đi nghĩa vụ quân sự trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

– Nếu cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn…thời hạn trên có thể được kéo dài thêm tối đa 06 tháng.

– Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

Ngoài ra, thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

4. Những đồ được mang theo khi đi nhập ngũ

Sắp đi bộ đội, cần chuẩn bị những đồ dùng gì?

Trước ngày lên đường, các tân binh sẽ được cấp phát các đồ dùng sau:

  • Hai bộ quân phục thường dùng
  • Một nón cối
  • Một ba lô
  • Một đôi giày
  • Một đôi vớ
  • Một bộ tiết kết hợp

Những vật dụng, quân tư trang còn lại sẽ được cấp phát đầy đủ khi các bạn đã chính thức có mặt tại đơn vị huấn luyện tân binh.

Các tân binh không cần mang đồ dùng dân sự vì vào trong quân đội các bạn sẽ được cấp phát đủ.

Quần đùi, áo thun, áo ấm, gối mền, khăn mặt đều là của Quân Đội cấp phát, nên không cần mang theo. Khi xe phường xuống nhà đón bạn đi bạn chỉ cần mặc quần áo đơn giản, kèm vài vật dụng cá nhân đựng trong túi bóng là được.

Các vật dụng cá nhân mà tân binh nên chuẩn bị:

  • Bút Xóa (Để đánh dấu quần áo)
  • Bàn chải đánh răng (Không cần mang kem đánh răng)
  • Dầu gió, gel salonpas, vỉ panadol. (Luyện tập, huấn luyện nhiều cơ thể mệt mỏi đau nhức, rất cần )
  • Kim chỉ
  • Đồ bấm móng tay (Loại không có dao móc khóe có mũi nhọn )
  • Dao cạo râu tiện dụng
  • Bàn chải giặt đồ
  • Vtamin C viên sủi (Rất quan trọng, lưu ý là hạn chế uống nhiều, không uống vào ban đêm, hại thận, chỉ dùng khi huấn luyện cường độ cao, cơ thể quá đuối.)
  • Radio nhỏ hoặc máy mp3 (Dùng để giải trí)
  • Thuốc Tiêu Chảy
  • Băng vệ sinh (Dùng lót đế dày đi hành quân cho khỏi bị rộp vì đi hành quân nhiều dễ khiến chân bị đau, ra mồ hôi, lính bộ hay hành quân nhiều thì cần, còn các binh chủng khác không cần thiết lắm)

Lưu ý: Chưa tính đồ cá nhân thì khi được cấp phát đầy đủ quân tư trang, bạn đã phải vác trên vai balo hơn 13kg, vì vậy không nên đem theo các loại đồ ăn bánh kẹo, vật dụng quá cồng kềnh, tránh phải mang quá nặng.

Tiện lợi nhất là tân binh nên mang theo tiền mặt, để khi cần có thể mua sắm các vật dụng cần thiết. Mặc dù có phụ cấp nhưng thường mọi người thường tiêu vượt quá số tiền được trợ cấp.

Chuẩn bị tâm lý vững vàng cũng là một điều quan trọng vì vào quân đội phải thực hiện kỷ cương, kỷ luật, giờ giấc trong quân đội. Những tân binh mới vào có thể chưa quen với đời sống như vậy nên bị áp lực tinh thần và cơ thể có thể mệt mỏi nhưng với tinh thần vững vàng thì vượt qua khoảng thời gian khó khăn đó.

=> Các bạn tân binh nên chuẩn bị cho mình tinh thần vững vàng, vì đi nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý của các công dân, ở trong môi trường quân đội các bạn sẽ được rèn tính kỷ luật, ý chí sắt thép có thể vượt qua được mọi khó khăn.

5. Nhập ngũ có được mang điện thoại đồng hồ máy tính?

Theo điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 , các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

  • Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
  • Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
  • Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

=> Xét về pháp lý, pháp luật không cấm việc các hạ sĩ quan, binh sĩ sử dụng điện thoại khi nhập ngũ.

Tuy nhiên khi nhập ngũ, để đảm bảo tính bí mật quân sự thì binh sĩ sẽ không được sử dụng điện thoại (tuy nhiên vẫn có chế độ được gọi về nhà vào cuối tuần), nếu các bạn mang theo thì cũng sẽ phải gửi chứ không được mang theo người để sử dụng (thông thường cuối tuần tân binh, binh sĩ có thể được dùng điện thoại, laptop… tùy quy định của từng đơn vị).

Vì thế tân binh có thể mang hay không mang tuỳ vào quy định từng đơn vị nhưng phần lớn là hầu hết các đơn vị đều quy định là hạn chế việc sử dụng điện thoại. Bởi vì thời gian tân binh phải rèn luyện cực khổ và phải tuân thù nghiêm ngặt chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí trong quân đội nên các tân binh nên thật sự dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để có sức tập luyện không nên sử dụng thiết bị điện tử làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trên đây là Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo những gì mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]