Trường hợp nào di chúc bị vô hiệu?

Lập di chúc thể hiện ý chí của một người đối với tài sản mình trao cho người khác trước khi chết. Di chúc có ý nghĩa quan trọng đối với những người sắp ra đi và muốn tự định đoạt tài sản của họ, có thể là để lại cho người thân hoặc cũng có thể quyên góp cho xã hội. Những trường hợp pháp luật quy định di chúc bị vô hiệu cũng là một vấn đề được các chủ thể lưu tâm khi lập di chúc.

Nhung Dieu Can Chu Y Ve Luat Thua Ke Theo Di Chuc Min

Trường hợp nào di chúc bị vô hiệu?

1. Di chúc là gì?

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, thể hiện quyền định đoạt tài sản thừa kế của người để lại di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của mình cho những người khác được chỉ định theo ý chí của người để lại di sản trong di chúc.

Về nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản hợp pháp có quyền định đoạt tài sản đó, bao gồm lập di chúc để lại cho người khác.

Người lập di chúc có các quyền như chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

2. Di chúc vô hiệu một phần

Khi di chúc bị vô hiệu một phần thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật còn các phần di chúc khác vẫn có hiệu lực pháp luật.

– Di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực;

– Có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Có nhiều người thừa kế nhưng một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Di sản để lại cho người thừa kế có một phần không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

(Điểm b Khoản 2, Khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015)

3. Di chúc bị vô hiệu toàn phần

3.1. Di chúc không có hiệu lực

Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:

– Di chúc người, thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Di chúc có cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

3.2. Di chúc không đáp ứng điều kiện

Di chúc chỉ cần không đáp ứng được một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp cả về mặt nội dung hoặc hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đều bị coi là vô hiệu.

Các trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ như sau:

Người lập di chúc không đáp ứng được các điều kiện về mặt chủ thể lập di chúc: năng lực chủ thể chưa đầy đủ; người lập di chúc không tự nguyện, bị lừa dối, de dọa, cưỡng ép.

Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Trường hợp này, nếu tất cả nội dung đều vi phạm thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Ngoài ra, Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Xét theo quy định của pháp luật, thì một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, Điều kiện về năng lực chủ thể

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh cá nhân có khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể hiện ý chí của mình khi cá nhân đó có thể định đoạt được tài sản của mình. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải đủ khả năng nhận thức về việc định đoạt tài sản của mình.

Vì thế mà pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Thứ hai, Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của họ sau khi chết.

Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ ra bên ngoài, sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối.

Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần. Lừa dối người lập di chúc có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người khác,…

Thứ ba, Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…

Bản thân di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống, pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền định đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật. Ý chí tự định đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì có thể bị coi là vô hiệu.

Thứ tư, Điều kiện về hình thức

Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong một só trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có công chứng/chứng thực. Tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục về mặt hình thức và khi không đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di chúc bị coi là vô hiệu.

Tìm hiểu thêm về Các trường hợp pháp luật quy định di chúc bị vô hiệu sẽ góp phần giúp ích cho các chủ thể trong quá trình lập di chúc, tạo điều kiện cho di chúc được công nhận hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Trường hợp nào di chúc bị vô hiệu? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.