Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Hướng dẫn thủ tục làm BHTN chi tiết

Bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không biết phải làm như thế nào, chuẩn bị hồ sơ gì, nộp ở đâu? Đừng lo, hãy cùng VinID tìm hiểu làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì & hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đã chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

Trừ trường hợp:

  • Hợp đồng trái pháp luật hoặc do người lao động đơn phương chấm dứt.
  • Người lao động đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hoặc lương hưu.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:

  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có xác định thời hạn: 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động làm việc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng hoặc hợp đồng lao động theo thời vụ: 12 tháng trở lên trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

Trong mười lăm ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động chưa tìm được việc.

Trừ trường hợp:

  • Đã chết hoặc tòa tuyên bố là đã chết.
  • Đi lao động ở nước ngoài (có hợp đồng).
  • Đi định cư nước ngoài.
  • Người đang chấp hành án phạt tù.
  • Người đang bị bắt tạm giam.
  • Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
  • Đi học từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Thực hiện nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự.
Đã chấm dứt hợp đồng lao động
Đã chấm dứt hợp đồng lao động

2. Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp

Sau đây là các loại giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm thất nghiệp. Khi đi nộp hồ sơ, bạn cần chuẩn bị cả bản gốc và bản photo.

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Quyết định thôi việc hay giấy tờ khác chứng minh người lao động và bên sử dụng lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
  • Sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu.
  • 2 ảnh chụp 3 x 4 (tốt nhất là trong vòng 6 tháng gần đây).
  • Tại một số nơi, tiền trợ cấp được chi trả qua tài khoản ngân hàng, do đó, bạn nên chuẩn bị số tài khoản để điền (nếu có). Nếu không có số tài khoản, Trung tâm Dịch vụ Việc làm sẽ mở hồ sơ làm thẻ cho bạn.
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

3. Thời gian nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại địa phương trong thời gian 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong các trường hợp sau, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nộp thay:

  • Bị dịch bệnh, sóng thần, động đất, lũ lụt, địch họa, hỏa hoạn (có xác nhận của chính quyền địa phương).
  • Bị tai nạn (có xác nhận của cơ sở y tế hoặc lực lượng cảnh sát).
  • Thai sản, ốm đau (có xác nhận của cơ sở y tế).

Quá thời hạn 3 tháng mà người lao động chưa đến nộp hồ sơ sẽ được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau.

Người lao động trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm địa phương
Người lao động trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm địa phương

4. Chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x tiền lương trung bình của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Tối đa được hưởng 12 tháng.

Tiền trợ cấp sẽ được nhận vào ngày thứ 16 kể từ khi nộp thành công hồ sơ.

  • Giới thiệu việc làm miễn phí.
  • Hỗ trợ học nghề (không quá 6 tháng).
  • Cấp bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động được hỗ trợ học nghề
Người lao động được hỗ trợ học nghề

5. Cách làm bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy trình

Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại địa phương.

Bước 2: Đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm nhận kết quả trong vòng 3 ngày theo thông báo trong phiếu hẹn trả kết quả. Nếu không đến đúng thời hạn và cũng không thông báo lý do không đến nhận cho Trung tâm thì xem như người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Nhận trợ cấp qua thẻ ATM hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tại các cơ quan trung gian được chỉ định.

Bước 4: Mỗi tháng người lao động phải đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm để thông báo tình hình tìm việc. Nếu không đến thông báo, sẽ bị cắt trợ cấp tháng đó.

Mỗi tháng người lao động phải đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm để thông báo tình hình tìm việc
Mỗi tháng người lao động phải đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm để thông báo tình hình tìm việc

Hy vọng, qua bài viết VinID chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì và biết được thủ tục, quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ đó, quá trình nộp hồ sơ sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại VinID Blogs nhé!

Banner CTA Blog

>>> Cách lấy lại sổ BHXH cực dễ