Trường hợp nào không cần hộ chiếu (passport) vẫn đi máy bay được?
- Lực ma sát là gì? Tổng hợp công thức và bài tập về lực ma sát – Vật lý 10 VUIHOC
- Một cốc bằng bao nhiêu Aoxơ? Cách quy đổi Aoxơ chính xác
- Nghiên cứu mới: Đeo bịt mắt khi ngủ giúp bạn ngon giấc và tăng cường trí nhớ
- Ăn bánh mì trắng có giảm cân không?
- Ở nước ngoài có dùng được Zalo không? Chất lượng cuộc gọi từ Zalo có ổn định không?
Hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân (theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam).
Bạn đang xem: Trường hợp nào không cần hộ chiếu (passport) vẫn có thể đi máy bay?
Như vậy, hành khách không có hộ chiếu vẫn đi máy bay được nhưng chỉ đối với các chuyến bay nội địa. Người dân có thể sử dụng các giấy tờ tùy thân khác như CCCD, GPLX, thẻ Nhà báo, thẻ Đảng viên,… để làm thủ tục check-in.
Tuy nhiên, đối với các chuyến bay quốc tế, hộ chiếu là giấy tờ bắt buộc. Hành khách không có hộ chiếu sẽ không được phép lên máy bay.
Đối với các chuyến bay nội địa, công dân không bắt buộc sử dụng hộ chiếu.
Bay trong nước cần mang theo hộ chiếu không?
Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên
Hành khách là người Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
– Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
– Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân;
– Giấy chứng minh, chứng nhận của công an, quân đội;
– Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Nhà báo; thẻ Đảng viên;
– Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
– Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
– Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
– Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
– Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú/tạm trú được dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Giấy này gồm các nội dung:
Cơ quan xác nhận, người xác nhận;
Ngày, tháng, năm xác nhận;
Xem thêm : 100+ câu nói và khẩu hiệu hay về bảo vệ môi trường
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận;
Lý do xác nhận.
Giấy xác nhận.
– Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Lưu ý: Ngoài các giấy tờ trên, công dân Việt Nam còn có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID để đi các chuyến bay trong nước.
Hộ chiếu là một trong những loại giấy tờ bắt buộc khi công dân muốn ra nước ngoài.
Đối với người nước ngoài
– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời;
– Chứng minh thư ngoại giao do Bộ Ngoại giao cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế;
– Thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
– Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
– Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
– Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.
Trong trường hợp hành khách bị mất hộ chiếu thì phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của sở ngoại vụ (có xác nhận của công an địa phương nơi mất hộ chiếu) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu, có dán ảnh, dấu giáp lai.
Công hàm, công văn xác nhận có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Đối với người dưới 14 tuổi
Người chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
– Giấy khai sinh; Trường hợp trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
– Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
Xem thêm : Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Đi máy bay ra nước ngoài cần mang theo hộ chiếu không?
Hành khách khi làm thủ tục lên các chuyến bay quốc tế buộc phải xuất trình một trong các giấy tờ:
– Hộ chiếu;
– Giấy thông hành;
– Giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, Căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép sử dụng Căn cước thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau).
Trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
Lưu ý: Giấy tờ nhân thân của hành khách sử dụng khi đi máy bay phải là bản chính và còn giá trị sử dụng;
– Đối với giấy khai sinh, giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
– Không chấp nhận giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không theo quy định của pháp luật, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải.
Giấy tờ nhân thân của hành khách sử dụng khi đi máy bay phải là bản chính và còn giá trị sử dụng.
Năm 2024 hộ chiếu Việt Nam sử dụng những loại nào?
Theo Thông tư 31/2023/TT-BCA, Việt Nam sử dụng 04 loại hộ chiếu gồm:
– Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): Được cấp cho mọi công dân Việt Nam và là loại hộ chiếu phổ biến nhất. Thời hạn sử dụng của hộ chiếu phổ thông:
Hộ chiếu cấp cho Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên: Có thời hạn 10 năm;
Hộ chiếu được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi: Có thời hạn 5 năm;
Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và con của công dân (dưới 09 tuổi): Có thời hạn 5 năm
– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): Chỉ được cấp cho những trường hợp ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của cơ quan Nhà nước, có thời hạn 05 năm.
– Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Được cấp cho cán bộ cấp cao như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước…, thời hạn sử dụng 05 năm.
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG): Thời hạn không quá 12 tháng.
Diễm Hằng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp