Công dân đi nghĩa vụ quân sự về được bao nhiêu tiền?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video đi nghĩa vụ quân sự được bao nhiêu tiền

Hiện nay, việc quản lý các hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự tuy là một nghĩa vụ bắt buộc, nhưng hoạt động này đem lại rất nhiều lợi ích cho quân nhân, chẳng hạn như được nâng cao sức khỏe, tinh thần kỷ luật,… Bên cạnh đó, quân nhân sẽ được nhận những quyền lợi nhất định khi đi nghĩa vụ quân sự và sau khi xuất ngũ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề Công dân đi nghĩa vụ quân sự về được bao nhiêu tiền?

Nghia Vu Quan Su
Công dân đi nghĩa vụ quân sự về được bao nhiêu tiền?

1. Những quyền lợi của công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự và khi xuất ngũ

Theo quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ., quyền lợi công dân được hưởng khi tham gia nghĩa vụ quân sự và khi xuất ngũ bao gồm:

– Được nghỉ phép năm: Quân nhân phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm bằng 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường.

– Được miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện.

– Quân nhân trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

– Nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khoẻ, độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng và được cộng Điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành.

– Được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Nếu tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

2. Công dân đi nghĩa vụ quân sự về được bao nhiêu tiền?

Pháp luật có những quy định cụ thể về quyền lợi mà quân nhân có thể được hưởng sau tham gia nghĩa vụ quân sự. Công dân đi nghĩa vụ quân sự về được bao nhiêu tiền?

Tóm lại, công dân đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng các khoản tiền sau và số tiền cụ thể tùy thuộc vào từng trường hợp riêng, bao gồm:

– Hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở

– Hưởng thêm trợ cấp nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng

– Hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở

– Hưởng tiền bảo hiểm xã hội một lần

Xem thêm bài viết “Thủ tục đăng ký đi nghĩa vụ quân sự mới nhất”

3. Điều kiện xuất ngũ

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện để người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ cụ thể như sau:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ (hết 24 tháng; hoặc hết 30 tháng trong trường hợp kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ);

– Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc trong các trường hợp: Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; Là con của bệnh binh, thương binh, liệt sĩ…

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Trốn đi nghĩa vụ quân sự có chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015:

– Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi phạm một trong những tội: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến; Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, trốn đi nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tối đa là 5 năm.

4.2. Không đi khám nghĩa vụ quân sự phạt bao nhiêu?

Nếu không có mặt để tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được gọi mà không có lý do chính đáng, công dân có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013.

4.3. Bị cận có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, tiêu chuẩn quan trọng để tham gia nghĩa vụ quân sự là phải đảm bảo về sức khỏe của công dân, và thị lực cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Nếu trong quá trình khám sức khỏe có kết luận rằng chủ thể bị cận từ 1,5 độ trở lên thì người này đã không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.

4.4. Điều kiện về chiều cao và cân nặng khi đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

Theo quy định của Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ các công dân có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3 mới đủ tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ, cụ thể:

– Đối với công dân nam:

+ Loại 1: Công dân đạt chiều cao từ 1,63m trở lên, cân nặng tối thiểu 51kg, vòng ngực 81cm.

+ Loại 2: Công dân đạt chiều cao 1,6m – 1,62m, cân nặng từ 47 – 50kg, vòng ngực đạt 78 – 80 cm.

+ Loại 3: Công dân đạt chiều cao 1,57m – 1,59m, cân nặng từ 43 – 46kg, vòng ngực đạt 75 – 77cm.

– Đối với công dân nữ:

+ Loại 1: Công dân đạt chiều cao từ 1,54m trở lên, cân nặng đạt 48kg.

+ Loại 2: Công dân đạt chiều cao 1,52m – 1,53m, cân nặng từ 44 – 47kg.

+ Loại 3: Công dân đạt chiều cao 1,50m – 1,51m, cân nặng từ 42 – 43kg.

Xem thêm “Điều kiện về chiều cao và cân nặng khi đi nghĩa vụ quân sự”

Trên đây là một số thông tin cơ bản và cần thiết về vấn đề Công dân đi nghĩa vụ quân sự về được bao nhiêu tiền? Mong rằng quý bạn đọc sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hơn khi tham gia phục vụ tại quân ngũ. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn một cách toàn diện hơn.