Thời gian giao nhận quân nghĩa vụ quân sự năm 2024
Ngày 6/11/2023, Bộ Quốc phòng đã ban hành Công văn về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024.
Theo đó, năm 2024 tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (tuyển quân) 1 đợt; thời gian giao nhận quân trong 3 ngày, từ 25/2/2024 đến hết ngày 27/2/2024 (tức từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Bạn đang xem: Sẽ giao nhận quân nghĩa vụ quân sự năm 2024 vào ngày nào tuần sau?
Độ tuổi gọi nhập ngũ 2024?
Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.
Năm 2024, công dân đi nghĩa vụ quân sự mấy năm?
Xem thêm : 16/11 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2023
Theo quy định, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Quyền và nghĩa vụ của chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ
Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ Xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân.
Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Cùng với đó, hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp