Tảo mộ là gì?
Tục lệ tảo mộ được hiểu là những hành động thường là con cháu cần thực hiện tại phần mộ của ông bà tổ tiên vào những ngày cuối năm. Tảo mộ là các công việc như làm cỏ, chặt bớt cành cây lớn, đắp đất lên phần lở, lau dọn sạch sẽ mộ của người đã khuất.
Tảo mộ vào những ngày nào?
Tảo mộ diễn ra trong suốt tháng Chạp không có quy định về ngày cụ thể là bởi tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm. Khoảng thời gian từ 20-30 tháng Chạp là thời gian được nhiều gia đình chọn làm lễ tảo mộ nhất. Bởi lẽ, thời gian này vừa phù hợp để hoàn thành xong các công việc dọn dẹp nhà cửa và phù hợp với việc dọn dẹp lại các phần mộ của ông bà để đón chào năm mới tốt đẹp hơn.
Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Do việc tảo mộ là một phong tục và là nghi thức rất quan trọng. Do đó, khi đi tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạt và quy trình thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn.
Chuẩn bị dụng cụ để thực hiện tảo mộ
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ nên cần chuẩn bị các dụng cụ như: xẻng, cuốc, dao, kéo, nước sơn, nước voi, chổi.. Các dụng cụ cần thiết để dọn dẹp.
Chuẩn bị lễ cúng
Đầu tiên, gia chủ đi tảo mộ cần chuẩn bị đầy đủ lễ cúng Lễ cúng tảo mộ cần có: trầu cau, hương đèn, quần áo, rượu, thịt, tiền vàng, chân giò hoặc gà luộc. Lưu ý trước khi đi thì gia chủ cần dâng hương trước ở nhà, và người thực hiện là con trưởng của gia đình hoặc cháu trưởng của dòng tộc.
Đối với lễ cúng chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò.
Bài văn khấn tảo mộ
Bên cạnh chuẩn bị lễ cúng thì văn khấn tảo mộ cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Cụ thể, bạn cần thực hiện bài văn khấn theo Đại Đức Thích Thanh Tâm như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ đang cai quản trong khu vực này.
Hôm nay ngày (đọc theo ngày âm lịch). Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…
Nhân tiết thanh minh, tín chủ chúng con sắm ít hương lễ, trầu cau, thắp nén nhang trước án kính mời chư vị thần linh, tổ tôn chiếu giám.
Xem thêm : Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là gì?
Gia đình chúng con có ngôi mộ của:… (kể phần mộ của tổ tiên mình). Phần mộ được táng tại nơi này, nay mong muốn được sửa sang xây đắp. Vì vậy, con xin kính cáo với các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con mong muốn được các thần cùng tổ tiên chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cầu xin phù hộ cho tín chủ chúng con luôn mạnh khỏe, hưởng thái bình, an lạc.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Quy trình tảo mộ
Sau khi nắm được câu trả lời đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì, bạn cũng cần biết được quy trình tảo mộ cụ thể như thế nào. Theo phong tục của người Việt, lễ tảo mộ sẽ được tiến hành như sau:
Đầu tiên, gia chủ cần thăm viếng phần mộ của mình trước rồi mới đến các phần mộ kề cận. Thứ tự dâng hương thì người đầu tiên nhiều tuổi nhất rồi đến con cháu dâng hương sau. Còn nếu tảo mộ theo gia đình thì người dâng hương sẽ là trưởng nam.
Tại nghĩa trang, gia chủ sẽ đặt lễ cúng vào phần mộ chung, sau đó thắp hương và khấn vái theo bài văn khấn Unica gợi ý ở trên. Khấn vái xong thì không thụ lễ ngay mà phải chờ cho hương tàn hết. Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, sửa sang xung quanh phần mộ. Khi thắp hương thì bạn cần thắp số lẻ theo nén 1, 3. Riêng nến thì dùng số chẵn.
Sau khi hương tàn được khoảng ⅔, gia chủ tiến hành hóa vàng và xin lộc để làm lễ tại gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu viết bài cúng ra giấy thì nên hóa cùng vàng mã.
Những ai không nên đi tảo mộ
Trẻ nhỏ hoặc người có sức khỏe yếu, bị bệnh thì không nên đi tảo mộ. Vì những người này có thân nhiệt khá thấp nên rất dễ bị tà khí xâm nhập làm tổn hại sức khỏe. Phụ nữ có thai thì tuyệt đối không nên đi tảo mộ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp