Tình bạn đặc biệt của Người với các nhà cách mạng tiền bối của Indonesia đã đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và “quốc gia vạn đảo” vốn có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa.
- Những món ăn ngon phải thử khi đến Quảng Bình
- Hệ thống là gì? Ý nghĩa, cách phân loại và cho ví dụ minh họa?
- Quan hệ với bạn gái 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- Những cung hoàng đạo dễ thành tỷ phú nhất, đặc biệt có 11/50 người giàu nhất thế giới sinh vào tháng này
- Công an cấp CCCD trong thời hạn 7 ngày làm việc | Công an Hà Tĩnh
Tháng 2/1959, Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm chính thức, trong khi Việt Nam là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm quốc tế dài ngày cách đấy 3 tháng của Tổng thống Sukarno với hàm nghĩa về Việt Nam cũng như về nhà. Trong cả hai chuyến thăm đó, hai nhà lãnh đạo luôn dành cho nhau sự đón tiếp nồng hậu, vượt qua những nguyên tắc ngoại giao thông thường.
Bạn đang xem: Tình bạn đặc biệt giữa ‘Paman Ho’ và các chính khách Indonesia
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno không đơn thuần là mối quan hệ ngoại giao giữa hai bậc nguyên thủ quốc gia mà còn là tình bạn chiến đấu, tình anh em kết nghĩa. Hai nguyên thủ của hai đất nước sang thăm nhau và họ đã kết nghĩa anh em – một điều hy hữu trong lịch sử ngoại giao thế giới. Là bạn hữu, là anh em nên họ nói với nhau bằng tiếng nói của trái tim và cư xử với nhau rất đỗi thân tình. Thân thiết với nhau đến mức, Tổng thống Sukarno gọi vị Chủ tịch của Việt Nam là “Paman Ho”, tức Bác Hồ như nhân dân Việt Nam thường gọi, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Tổng thống của Indonesia là “Bung Karno” như nhân dân nước này vẫn xưng tụng. Cũng từ chuyến thăm Indonesia, “Paman Ho” đã kết nghĩa anh em với “Bung Karno” và nhận con gái của Tổng thống Sukarno, bà Megawati, người sau nay trở thành Tổng thống thứ năm của Indonesia và hiện là Chủ tịch đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P) cầm quyền, làm con nuôi.
Xem thêm : Nhà trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trong lời đề từ cho cuốn sách “Hồ Chí Minh & Sukarno” do Tạp chí lịch sử Historia.id kết hợp với nhà xuất bản Kompas ấn hành vào năm 2018, bà Megawati cho biết “Bung Karno” có mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Theo bà Megawati, “Bung Karno” và “Paman Ho” là hai nhà lãnh đạo châu Á nổi tiếng với sự kiên định chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc ở đất nước mình. “Bung Karno” đấu tranh chống thực dân Hà Lan, trong khi “Paman Ho” lãnh đạo nhân dân mình đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Với tư cách là nhân chứng trực tiếp, bà Magawati cho biết trong chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1959, “Bung Karno” thậm chí còn mời “Paman Ho” đến Bandung để cùng khánh thành Viện Công nghệ Bandung (ITB), được nâng cấp từ Khoa Kỹ thuật thuộc Đại học Indonesia và là trường học cũ của “Bung Karno”. Ngày 4/3/1959, theo đề nghị của “Bung Karno”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận bằng Tiến sĩ danh dự ngành luật của Đại học Padjadjaran ở Bandung. Đặc biệt, đây cũng là tấm bằng tiến sĩ duy nhất mà Người được nhận trong suốt cuộc đời mình.
Theo ông Bonnie Triyana, Tổng biên tập tờ Historia.id – tạp chí lịch sử trực tuyến lớn nhất của Indonesia và chủ biên của cuốn “Hồ Chí Minh & Sukarno”, rất lâu trước khi “Bung Sukarno” kết bạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc Tan Malaka, người cũng là nhà lãnh đạo Maxist, người sáng lập Liên minh Đấu tranh và đảng Murba, thủ lĩnh phong trào du kích của Indonesia, đã là bạn của “Paman Ho”. Tình bạn này được thiết lập khi Indonesia vẫn còn là thuộc địa của Hà Lan, trong khi Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp. Câu chuyện về tình bạn của anh hùng dân tộc Tan Malaka với Bác Hồ đã được chính ông Tan Malaka kể cho ông Shigetada Nishijima, cánh tay phải của Đô đốc Maeda (sĩ quan cấp cao của Hải quân Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng trong nền độc lập của Indonesia. Ngày 16/8/1945, ngôi nhà của ông ở Jakarta được Tổng thống Sukarno và Phó Tổng thống Mohammad Hatta khi đó sử dụng làm nơi soạn Tuyên ngôn Độc lập của Indonesia).
Xem thêm : Tẩy nốt ruồi có được uống sữa không? Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?
Ông Tan Malaka và “Paman Ho” từng sống ở Moskva, Nga. Cũng như ông Tan Malaka, “Paman Ho” đã ở thủ đô của Liên Xô trước đây trong 2 năm để nghiên cứu về phong trào chống thực dân và hoạt động tích cực trong Phong trào Cộng sản quốc tế. Theo giới sử học Indonesia, ông Tan Malaka rất có cảm hứng về cách thức “Paman Ho” lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc không có những đồng chí giỏi như các phụ tá của “Paman Ho” ở Việt Nam đã khiến ông Tan Malaka thất bại trong việc thực hiện chiến lược chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Indonesia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có quyết tâm rất cao trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, không chỉ ở đất nước mình, mà còn ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 19/11/1945, Người đã gửi thư cho Tổng thống Indonesia “Bung Karno”. Nhà báo của tờ Newsweek, Harold Isaacs, đã mang thư đến cho Phó Tổng thống Mohammad Hatta, người đã chuyển tiếp bức thư tới Thủ tướng Sjahrir. Trong thư, “Paman Ho” đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của phong trào đấu tranh giành độc lập Indonesia cùng hợp tác để đánh đuổi thực dân và đế quốc ở Đông Nam Á, từ Việt Nam đến Myanmar và Indonesia.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của ông Sjahrir, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua ở Việt Nam khác với thực tế của cuộc cách mạng ở Indonesia. Indonesia là thuộc địa của Hà Lan, vốn không mạnh bằng Pháp cả về quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, việc hợp tác với Việt Nam để cùng chống đế quốc và thực dân là không cần thiết vì điều đó có thể làm chậm quá trình giành độc lập của Indonesia. Xuất phát từ những cân nhắc thực tế đó, ông Sjahrir đã không hồi đáp bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đề nghị hợp tác này cuối cùng đã không bao giờ xảy ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp