Nơi làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là ở đâu?

1. Nơi làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Hiện nay, có 02 nơi làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

(i) Phòng quản lý Xuất nhập cảnh Công An Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 02838299398.

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 & sáng thứ 7.

Giờ làm việc: Từ 7:30 – 17:00 (Nghỉ trưa từ 11:00 – 13:00).

Hình thức nộp hồ sơ: Người dân có thể nộp trực tiếp.

Lưu ý: Không được nộp hộ, nộp thay, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi.

Hình thức nhận hộ chiếu: Người dân có thể nhận trực tiếp bằng cách đến tận nơi lấy hộ chiếu hoặc chuyển phát nhanh về địa chỉ đăng ký.

Đối tượng tiếp nhận: Công dân thường trú và tạm trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường hợp tiếp nhận: Cấp mới, cấp lại hộ chiếu đã mất, hộ chiếu hết hạn, bị rách trang, hư hỏng,…

(ii) Cục quản lý Xuất nhập cảnh Công An Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 02839201701.

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 & sáng thứ 7.

Giờ làm việc: Từ 7:30 – 16:00 (Nghỉ trưa từ 11:30 – 13:30).

Đối tượng tiếp nhận: Người dân là công dân thường trú và tạm trú tại 22 tỉnh thành phía Nam.

Cục quản lý Xuất nhập cảnh Công An Thành phố Hồ Chí Minh có thể làm hộ chiếu cho công dân ngoại tỉnh không tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường hợp tiếp nhận: Chỉ cấp lại hộ chiếu.

Như vậy, có 02 nơi làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh như trên.

noi-lam-ho-chieu-tai-tphcm

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)

Nơi làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Quy định về hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông trong nước

Căn cứ theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông trong nước bao gồm:

(i) Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan khoản (ii) Mục này, xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

(ii) Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi.

– Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.

– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

3. Quy định về lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử)

Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) được quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

Nội dung

Mức thu (Đồng/lần cấp)

Cấp mới

200

Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất

400

Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự

100