Để giải quyết công việc của cả một Quốc gia nên Nhà nước cũng cần những cơ quan hỗ trợ giải quyết. Hệ thống những cơ quan đó được gọi chung là bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo những nội dung đã được quy định trong pháp luật.
Vậy Bộ máy nhà nước là gì? Có những đặc điểm điển hình nào? Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp giúp Qúy khách những thắc mắc về vấn đề này.
Bạn đang xem: Bộ máy nhà nước là gì? Đặc điểm của bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Có nhiều cách để phân loại bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay. Nhung nói chung thì bộ máy nhà nước sẽ bao gồm các cơ quan như:
– Hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thì gồm có: Quốc hội, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao.
Trong đó Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng, là cơ quan lập pháp.
– Cơ quan nhà nước ở địa phương thì gồm: HĐND, UBND, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Bộ máy nhà nước là gì? Thì với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến Bộ máy nhà nước.
>>>>> Tham khảo: Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Đặc điểm của bộ máy nhà nước?
Thứ nhất: Bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung nhất định, bộ máy nhà nước thực chất chỉ là các cơ quan đại diện cho nhân dân, đảm bảo các quyền lợi cho nhân dân
Về bản chất thì người dân có quyết đưa ra quyết định trong mọi vấn đề của đất nước, các công việc liên quan đến chính trị, tư tưởng, văn hóa .
Người dân thực hiện các quyền làm chủ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp tiến hành như trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, người dẫn sẽ được đi bỏ phiếu lựa chọn cho đại biểu mà mình tín nhiệm.
Thứ hai: Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, được nhà nước trao các quyền năng cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước được phân chia cho các chủ thể nhất định, không tập trung quyền lực vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhân.
Tính quyền lực được thể hiện ở mỗi cơ quan với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các công việc một cách độc lập, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giám sát cơ quan khác. Hay chính là dùng quyền lực để giám sát quyền lực.
Thứ ba: Hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đem lại lợi ích chung cho nhân dân, “thay mặt” nhân dân giải quyết công việc, hết lòng vì nhân dân.
Thứ tư: Các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước thì thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ năm: Trong quá trình làm việc của mình thì các cơ quan nhà nước được quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn hay giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Do vậy mà những văn bản pháp luật đó mang tính bắt buộc phải chấp hành đối với các chủ thể nhất định trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Các cơ quan nhà nước là chủ thể trực tiếp ban hành, đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đối với các văn bản pháp luật đó.
Chức năng của bộ máy nhà nước?
Về bản chất, bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan được Nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước giải quyết các công việc. Do đó mà chức năng của bộ máy nhà nước cũng được xác định dựa trên chức năng của Nhà nước.
Theo đó có hai chức năng chính là: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
– Về đối nội:
Xem thêm : Tin tức
Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền mà cơ quan đó quản lý và được quy định cụ thể trong luật.
Nhưng chủ yếu các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như:
+ Đảm bảo trật tự an toàn xã hội
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân
+ Bảo vệ chế độ XHCN, an ninh quốc gia
+ Triển khai kế hoạch và đảm bảo phát triển kinh tế đất nước
+ Phát triển các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục….
– Về đối ngoại:
Chức năng quan trọng ở đây là tạo dựng và bảo vệ mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.
Củng cố, tăng cười hợp tác quốc tế để mở rộng mối quan hệ ngoại giao, đồng thời kêu gọi được các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ nước ngoài….
Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Bộ máy nhà nước là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp