Đất đai Việt Nam càng ngày càng trở nên khan khiếm do nhu cầu sử dụng của người dân tăng lên. Điều này khiến cho cơ cấu các loại đất cũng bị thay đổi tùy theo nhu cầu của người dân, đặc biệt đất lâm nghiệp. Vậy Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
- Mẹ sau khi sinh có nên sau sinh có được uống nước mía được không?
- 2023: Thi lý thuyết a1 bao nhiêu câu là đậu
- Tài khoản K+ miễn phí, Cho Acc Myk+ Premium Free mới nhất 2024
- Màu nâu lạnh phai ra màu gì? Gợi ý những màu nâu lạnh đẹp nhất
- 23 điều kiêng kỵ tránh làm ngày mồng 1 Tết để cả năm không bị xui
1. Đất lâm nghiệp là gì?
Đất lâm nghiệp là một trong những loại đất thuộc trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như: Đất rừng trồng, đất rừng tự nhiên, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh và hồi phục rừng, đất để nuôi dưỡng làm giàu hoặc phục vụ cho công tác nghiên cứu thí nghiệm rừng.
Bạn đang xem: Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2009/TT- BNN hướng dẫn và thực hiện thống kê, lập hồ sơ quản lý rừng thì đất quy hoạch lâm nghiệp có nghĩa là:
“Đất quy hoạch lâm nghiệp là từ viết tắt của các loại đất có rừng và đất chưa có rừng được cấp, có thẩm quyền quy hoạch cho các mục đích lâm nghiệp”
Vậy mục đích lâm nghiệp là gì?
Lâm nghiệp là ngành sản xuất độc lập với nền kinh tế. Đây là ngành có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn lợi từ rừng một các hợp lý, chế biến lâm sản và phát huy được các chức năng như phòng hộ, bảo vệ hệ sinh thái của rừng đối với con người và xã hội.
2. Phân loại đất lâm nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai 2013 có nêu, đất lâm nghiệp được phân thành 3 loại với chức năng và quy chế pháp lý khác nhau. Mỗi loại rừng đều được xác định rõ mục đích sử dụng, bao gồm:
2.1. Đất rừng phòng hộ
Xem thêm : Giải mã bí ẩn về nhẫn lông voi! Tuổi nào hợp? Đeo nhẫn lông voi ở ngón nào?
Đất rừng phòng hộ là khu vực đất được hình thành từ mục đích bảo vệ đất, nước, khả năng chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế đước các thiên tai xảy ra và giúp điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ hệ sinh thái của quốc gia.
Rừng phòng hộ cũng được phân loại theo mức độ xung yếu, bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát bay.
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Khu rừng ngập mặn ven biển – Chức năng điều hòa khí hậu khu vực (Ảnh minh họa)
2.2. Đất rừng sản xuất
Đây là loại đất được sử dụng chủ yếu trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Phân loại theo 2 đối tượng:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, gồm: Rừng tự nhiên, rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái tự nhiên.
- Rừng sản xuất là rừng trồng, gồm: Rừng trồng bằng vốn ngân sách của nhà nước, rừng trồng bằng vốn của chủ rừng đầu tư.
Đây là loại đất dùng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Ngoài ra đất rừng sản xuất còn được tận dụng để kết hợp với các mô hình du lịch, khu giải trí, nghỉ dưỡng mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội và các dịch vụ môi trường rừng.
2.3. Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng là một loại đất lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp quy định dùng cho mục đích bảo tồn, gìn giữ, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra loại đất này còn được dùng cho mục đích nghiên cứu, thí nghiệm liên quan đến rừng và các loại động thực vật khác. Bên cạnh những khu rừng đặc dụng được bảo vệ và canh giữ nghiêm ngặt thì rừng đặc dụng còn được dùng trong việc bảo tồn di tích quốc gia, du lịch hệ sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng, cung ứng dịch vụ.
Một số dạng của rừng đặc dụng: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn giống quốc gia.
Xem thêm : Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là gì?
Vườn quốc gia Tràm Chim-Tam Nông (Đồng Tháp)
3. Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là bao nhiêu?
Hiện nay theo Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai 2020 được công bố vào ngày 2/3/2022. Kết quả thống kê được tính đến hết ngày 31/12/2020 thì diện tích đất rừng nước ta như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 33.134.427 ha, bao gồm:
Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.983.482 ha
- Đất nông nghiệp sản xuất: 11.718.391 ha
- Đất lâm nghiệp: 15.404.790 ha
- Đất rừng sản xuất: 7.992.893 ha
- Đất rừng phòng hộ: 5.118.674 ha
- Đất rừng đặc dụng: 2.293.222 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 788.184 ha
- Đất làm muối: 15.586 ha
- Đất nông nghiệp khác: 58.532 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.931.119 ha
Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.219.826 ha
Như vậy có thể thấy rằng hiện nay diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là 15.404.790 ha chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm đất nông nghiệp.
4. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp
Trên đây là các thông tin về Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay là bao nhiêu? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp