Bắt người phạm tội quả tang được quy định như thế nào trong BLTTHS 2015?

Bắt người phạm tội quả tang là một trong các biện pháp ngặn chặn. Bắt người phạm tội quả tang là việc bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về bắt người phạm tội quả tangđược quy định như sau:

“Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”

2. Căn cứ để bắt người phạm tội quả tang

Bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người khi người đó đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Cụ thể như sau:

a, Người đang thực hiện tội phạm bị phát hiện: là trường hợp hành vi phạm tội đang được thực hiện, chưa hoàn thành nhưng bị phát hiện nên cần ngăn chặn không để tội phạm tiếp tục thực hiện.

b, Ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện: Là trường hợp hành vi phạm tội đã hoàn thành nhưng bị phát hiện bởi một só lý do, ví dụ như:người phạm tội chưa kịp cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, trên có thể vẫn còn dấu vết tội phạm,….

c, Người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm bị đuổi bắt: Là trường hợp người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện đã bỏ chạy nên bị đuổi bắt.

3. Chủ thể có thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định của Điều luật thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, tước vũ khí, hung khí đối với người phạm tội quả tang nhằm bảo đảm việc ngăn chặn, bắt giữ kịp thời người phạm tội; thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Sau khi bắt người phạm tội quả tang, người bắt phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UNND gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp Công an xã, phường thị trấn, đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì cần thực hiện những công vệc sau: Thu giữ, tạm giữ vũ khí và bảo quản tài liệu đồ vật có liên quan; Lập biên bản bắt giữ người; Lấy lời khai ban đầu; Bảo vệ hiện trường; Giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.

4. Thủ tục bắt người phạm tội quả tang

Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào. Mọi công dân đều có quyền bắt và có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, công dân không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không tự ý giam giữ họ mà phải giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản bắt người phạm tội quả tang hoặc biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

5. Những điểm mới của Điều luật được quy định tại BLTTHS 2015.

Điều luật được tách ra từ Điều 82 BLTTHS 2003 (có sửa đổi, bổ sung) quy định về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục bắt người phạm tội quả tang.

Thứ nhất, Điều luật đã bổ sung thêm các biện pháp giải quyết cho các cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận người bị bắt vì phạm tội quả tang. Ngoài việc phải “giải ngày” người bi bắt vì phạm tội quả tang đến Cơ quan Điều tra có thẩm quyền, các cơ quan tiếp nhận người bị bắt cũng có thể chỉ cần “báo ngay” thông tin về việc bắt và tiếp nhận người bị bắt vì phạm tội quả tang cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết. Việc áp giải người bị bắt sẽ được thực hiện sau hướng dẫn của Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.

Thứ hai, Điều luật bổ sung khoản 3 quy định cụ thể hoạt động Công an xã, phường thị trấn, Đồn công an phải tiến hành trong trường hợp phát hiện bắt giư và tiếp nhận người phạm tội quả tang. Trên thực tế, Công an xã, phường thị trấn, Đồn công an thường là những đơn vị đơn vị phát hiện, bắt giữ hoặc tiếp nhận người phạm tội quả tang đầu tiên nên việc “luật hóa”các công việc cần phải tiến hành là việc làm hết sức cần thiết, không chỉ tại điều kiện cho hoạt động của những đơn vị , tránh này tránh việc bỏ sót hoặc thất lạc vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án.

Luật Hoàng Anh