Làm nhục người khác là việc một người dùng lời nói hoặc hành động nhằm hạ thấp nhân cách, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự).
1. Tội làm nhục người khác là gì?
Tội làm nhục người khác là tội xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Thông thường, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp gây rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến hành vi, dẫn đến tổn thương cơ thể nạn nhân thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Bạn đang xem: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự (cập nhật 2023)
Xem thêm bài viết: Tội vô ý làm chết người là gì? Cứu giúp người khác nhưng người đó chết có phạm tội không?
2. Dấu hiệu pháp lý của Tội làm nhục người khác
Cùng phân tích đặc điểm pháp lý của Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự thông qua 04 dấu hiệu sau:
2.1. Ai có thể phạm tội làm nhục người khác? (chủ thể)
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự thì người phạm tội làm nhục người khác có thể là bất kì ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch) từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi).
2.2. Hành vi nào cấu thành tội làm nhục người khác? (mặt khách quan)
Tội làm nhục người khác được thể hiện thông qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, cụ thể:
- Các hành vi có thể thể hiện bằng lời nóinhằm hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Chẳng hạn thể hiện bằng lời nói như: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…
- Hoặc thể hiện qua hành động như: lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, mắm tôm, trứng thối vào người khác,…
Lưu ý: Người phạm tội làm nhục người khác theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự.
2.3. Các hành vi trên gây ra những tác động như thế nào? (khách thể)
Hành vi làm nhục người khác của người phạm tội đã xâm phạm trực tiếp và nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo vệ nhân phẩm, danh dự của người bị hại.
2.4. Dấu hiệu về lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội (mặt chủ quan)
Tội làm nhục người khác được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác. Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Xem thêm : Đô thị loại 1,2,3,4,5 và đô thị đặc biệt tại Việt Nam
Xem thêm bài viết: Vu khống người khác là gì? Phạm tội vu khống người khác bị xử lý như thế nào?
3. Khung hình phạt của tội làm nhục người khác theo Bộ luật hình sự
Bất cứ ai xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác đều có thể phải chịu các khung hình phạt theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự như sau:
Khung hình phạtHành vi phạm tộiKhung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 nămHành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.Khung 2: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 nămPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Khung 3: Phạt tù từ 02 năm đến 05 nămPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Tung ảnh khỏa thân của bạn gái lên mạng sau khi chia tay có phạm tội làm nhục người khác hay không?
Việc phát tán ảnh khỏa thân của một ai đó trên mạng đã diễn ra vô cùng phổ biến và dễ dàng trong thời buổi hiện nay. Đây là hành vi trái pháp luật và cần phải ngăn chặn kịp thời để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bị hại (cô gái bị tung ảnh nóng). Hành vi tung ảnh khỏa thân của bạn gái lên mạng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự , cụ thể:
- Thông thường, người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền. Tuy nhiên trong trường hợp này người phạm tội (người đăng ảnh) đã sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội nên theo điểm e Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Trường hợp tệ nhất, nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hay nạn nhân tự sát thì người phạm tội sẽ phải chịu phạt tù từ 02 năm đến 05 năm (Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Hình sự).
Như vậy, hành vi tung ảnh khỏa thân của bạn gái lên mạng đã phạm Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự và có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc nặng hơn là từ 02 năm đến 05 năm.
Xem thêm bài viết: Người phạm tội hành hạ người khác có bị phạt tù không?
5. Lăng mạ, phỉ báng, dùng câu từ tục tĩu chửi người khác là phạm tội làm nhục người khác?
Hành vi chửi bới, lăng mạ , phỉ báng người khác là hành vi dùng lời nói để xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Vì vậy, nếu xác định được hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể xem đây là hành vi làm nhục người khác.
Ở đây, hành vi lăng mạ, phỉ báng, chửi bới người khác bằng những câu từ tục tĩu, thô bỉ không còn là những lời góp ý, khiển trách thông thường rất có khả năng mang đến sự bức xúc tột cùng của người nghe về chính uy tín, nhân phẩm, danh dự và lòng tự trọng của họ. Vì vậy, đây cũng được xem là hành vi làm nhục người khác.
Xem thêm : Bầu uống nước ép cà rốt được không? Những công dụng tuyệt vời của nước ép cà rốt bà bầu nên biết!
Theo quy định của Điều 155 Bộ luật Hình sự, hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trong một số trường hợp sau, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Đặc biệt, nếu hành vi lăng mạ, phỉ báng, chửi bới người khác bằng những câu từ tục tĩu, thô bỉ khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi hay nạn nhân tự sát thì sẽ phải chịu phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
6. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:
- Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
- Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
- Luật sư bảo vệ tại tòa án.
Lý do chọn Luật A+:
Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm
Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.
Thấu hiểu
Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.
Cam kết đến cùng
Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.
Qua bài viết trên luật sư A+ hi vọng quý khách hàng đã có được những thông tin hữu ích về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ qua email: contact@apluslaw.vn hoặc qua sđt: 0899511010 để được hỗ trợ và tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp