Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
- Cách tra cứu giấy phép kinh doanh hộ cá thể chính xác nhất
- Dùng sữa rửa mặt Cetaphil bị nổi mụn phải làm sao?
- Tuổi Ất Hợi Sinh Năm 1995 Bao Nhiêu Tuổi Cung Gì, Hợp Màu Gì, Hợp Tuổi Nào?
- Nếp cái Hoa Vàng túi 2kg hút chân không
- Lịch âm 23/4 – Âm lịch hôm nay 23/4 chính xác nhất – lịch vạn niên 23/4/2024
Xem thêm: Tham ô tài sản bị xử lý hình sự thế nào?
Bạn đang xem: Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định Bộ luật Hình sự
1. Cưỡng đoạt tài sản là gì? Dấu hiệu nhận biết tội cưỡng đoạt tài sản?
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm cưỡng đoạt tài sản như sau:
– Về chủ thể của tội phạm:
+ Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015);
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và quan hệ nhân thân. Xâm phạm về quan hệ nhân thân trong trường hợp này không phải là những thiệt hại về thể chất như tính mạng, thương tật, mà chỉ là đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.
– Về mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi: đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Người phạm tội thể hiện thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói làm cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác: là hành vi đe dọa sẽ làm một hoặc nhiều việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.
Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.
– Về mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Xem thêm : Buôn bán gì với vốn 10 triệu? TOP 10 ý tưởng không thể bỏ qua
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
2. Khung hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 thì khung hình tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Khung cơ bản:
Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Xem thêm : Khởi đầu của điện ảnh Việt Nam
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Một số bản án về tội cưỡng đoạt tài sản
Bản án về tội cưỡng đoạt tài sản số 55/2023/HS-PT
Bản án về tội cưỡng đoạt tài sản số 10/2023/HS-ST
Bản án về tội cưỡng đoạt tài sản số 25/2023/HS-PT
Bản án về tội cưỡng đoạt tài sản số 11/2023/HS-PT
Bản án về tội cưỡng đoạt tài sản số 1129/2022/HS-PT
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp