Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa

Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa – xã hội mà là những tính toán về chính trị và an ninh. Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN 9 điểm.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với 5 quốc gia thành viên sáng lập là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines. Sau gần 50 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 quốc gia nữa là Brunei, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar), là một thực thể chính trị – kinh tế quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các cường quốc trên thế giới. Hiện ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Bàn về tiền đề hình thành ASEAN, có nhận định cho rằng: “Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hóa – xã hội mà là những tính toán về chính trị và an ninh.” Vậy ta nên xem xét, đánh giá nhận định này như thế nào?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Theo em, nhân định nêu trên là hoàn toàn chính xác. Có thể nói, sự ra đời của ASEAN là một sự kiện tất yếu khách quan gắn liền với bối cảnh lịch sử của quốc tế, khu vực cũng như của từng quốc gia ASEAN 5. Nhằm trực tiếp bảo đảm an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóa – xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản và chủ yếu là yếu tố chính trị.

1. Tiền đề chính trị quyết định sự ra đời của ASEAN

– Tình hình chính trị quốc tế và khu vực

Sau thế chiến thứ hai, thế giới rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh và bị chia cắt bởi trật tự thế giới lưỡng cực Xô – Mỹ cũng như bởi cuộc đối đầu căng thẳng giữa các quốc gia lớn thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và các quốc gia lớn thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trào lưu “chủ nghĩa khu vực” xuất hiện, đánh dấu sự ra đời của các tổ chức như: Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) đã tác động đến sự hình thành của ASEAN. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

Do vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đều muốn biến khu vực này thành “bàn cờ chính trị” để thi thố quyền lực và tranh giành tầm ảnh hưởng. Các quốc gia Đông Nam Á bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu ảnh hưởng khác nhau từ các cường quốc (các quốc gia Đông Dương và các quốc gia thân phương Tây). Trong khi tầm ảnh hưởng tại Đông Nam Á của Liên Xô, Trung Quốc ngày càng gia tăng thì vai trò và uy tín cũng tại khu vực này của Mỹ, Anh lại bị suy giảm nghiêm trọng khiến cho các quốc gia Đông Nam Á thân Mỹ, Anh không tìm được chỗ dựa đáng tin cậy về an ninh nữa, tạo ra “khoảng trống quyền lực” của các quốc gia phương Tây trong khu vực. Đặt biệt, các quốc gia ASEAN 5 đều rất lo ngại về nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy ở Việt Nam.

nhung-yeu-to-quan-trong-ban-dau-dua-den-su-thanh-lap-asean-khong-phai-la-cac-yeu-to-ve-kinh-te-van-hoa-xa-hoi

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản