Nắm rõ các thông tin về pháp luật cổ phiếu luôn là một trong những vấn đề đã và đang được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, giao dịch chứng khoán hay giao dịch cổ phiếu là cách thức đầu tư kiếm lợi nhuận phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các giao dịch cổ phiếu cũng có thể được tự do thực hiện, một số trường hợp nếu phạm vào các trường hợp luật định thì cổ phiếu vẫn có thể bị đình chỉ giao dịch. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Nhà đầu tư cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?
1. Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch
Theo điểm d Khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số cổ phiếu trong các trường hợp sau:
Bạn đang xem: Nhà đầu tư cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?
- Giá, khối lượng giao dịch cổ phiếu có biến động bất thường;
- Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch;
- Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
Theo Khoản 1 Điều 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 21/3/2022 về Quy chế đăng ký niêm yết, quản lý đăng ký niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết; xử lý vi phạm đối với tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì cổ phiếu có thể bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét quá 06 tháng so với thời hạn quy định.
- Tổ chức niêm yết không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.
- Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
- Theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Sở giao dịch chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Nhà đầu tư cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?
Khi rơi vào tình huống này, bản thân tổ chức niêm yết và cổ đông phải biết cách xử lý để đảm bảo quyền lợi và hạn chế ảnh hưởng.
2.1. Tổ chức niêm yết
Xem thêm : Uống nước ngọt có mập không? Có gây tăng cân, béo phì không?
Ngay khi nhận quyết định đình chỉ giao dịch, tổ chức niêm yết phải có trình diện giải pháp khắc phục bao gồm:
- Công bố thông tin các văn bản theo quy định như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,…
- Thông tin với các cổ đông lớn để biểu quyết đồng thuận xử lý;
- Thông tin với cổ đông nội bộ, cổ đông bên ngoài và các bên liên quan;
- Thông tin về hệ thống kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp.
Việc công bố thông tin phải đảm bảo minh bạch, rõ ràng và duy trì tối thiểu 6 tháng kể từ ngày bị đình chỉ giao dịch cổ phiếu.
Sau khi khắc phục đúng theo lộ trình cam kết, Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét và ra quyết định có đưa cổ phiếu khỏi danh sách bị đình chỉ hay không. Cổ phiếu có thể vẫn tiếp tục thời hạn đình chỉ hoặc đưa vào diện kiểm soát/ cảnh báo/ hạn chế giao dịch.
2.2. Nhà đầu tư
Theo quy định của sàn HoSe (sàn giao dịch dưới quyền của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), khi bị đình chỉ tại Sở giao dịch chứng khoán HCM, cổ phiếu sẽ dựa chuyển sang hệ thống sàn UPCOM (quản lý dưới quyền Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội). Tuy nhiên, cho dù có chuyển sàn hay không thì cổ phiếu cũng khó đạt được thanh khoản như mong muốn vì không ai muốn nắm giữ cổ phiếu nữa. Người bán nhiều hơn người mua mặc dù giá cổ phiếu giảm thấp.
Xem thêm : Bà bầu ăn miến được không? Lưu ý khi ăn miến dong cần biết
Từ thời điểm chuyển sang sàn giao dịch UPCOM mà không tổ chức niêm yết vẫn không có biện pháp khắc phục hậu quả thì sẽ tiếp tục bị đình chỉ ngay trên sàn này. Các quyền lợi của cổ đông sẽ được giải quyết, căn cứ vào Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020.
Trường hợp cổ phiếu không bị chuyển sàn thì cổ đông liên hệ ngay với doanh nghiệp để nhận sổ sở hữu cổ phiếu. Ngoài ra, giữa hai bên có thể tiến hành cuộc họp để thống nhất phương án mua lại cổ phiếu.
3. Khi nào cổ phiếu bị đình chỉ được giao dịch trở lại?
Theo khoản 4, 5, 6 Điều 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 21/3/2022, Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa cổ phiếu ra khỏi diện đình chỉ giao sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 21/3/2022, tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi thực hiện công bố thông tin (nếu chưa công bố) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin gần nhất.
- Sở giao dịch chứng khoán ban hành Quyết định đưa cổ phiếu ra khỏi diện đình chỉ giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch như trên.
- Sở giao dịch chứng khoán thực hiện công bố thông tin trước khi áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp đình chỉ giao dịch.
Trên đây là nội dung về Nhà đầu tư cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch? Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp