Hai loại điện tích: Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
Định luật Cu-lông:
- Học sinh cả nước nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 như thế nào?
- Nhận xét cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
- Những loại dầu ăn nào tốt cho sức khỏe?
- Danh sách tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời bằng tiếng Anh: Sao Thái Dương, Sao Mộc, Sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Thổ
- Những nét chính chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Lực đó được gọi là lực Culông hay lực tĩnh điện:
Bạn đang xem: Lý thuyết Lực tương tác tĩnh điện
Với k = 9.109 Nm2/C2; q1, q2 là điện tích, đơn vị là Culông (C); r là khoảng cách giữa hai điện tích (m).
Hằng số điện môi:
Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi (ε) đặc trưng cho tính cách điện của chất cách điện.
Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi ε lần so với khi đặt nó trong chân không, ε luôn ≥ 1 (ε của không khí ≈ chân không = 1).
Xem thêm : Tổng hợp chi tiết các loại biển báo cấm xe khách 16 chỗ
Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi: .
Thuyết electrôn:
– Nguyên tử gồm:
Hạt nhân mang điện tích dương gồm: Prôtôn mp = 1,67.10-27kg Nơtrôn mn ≈ mp qp = +1,6.10-19 C = + e qn = 0 Các electrôn chuyển động xung quanh hạt nhân: Elêctrôn me = 9,1.10-31kg
– Bình thường số p = số e → nguyên tử trung hòa về điện.
– Do me
– Nguyên tử (vật) nhận electrôn trở thành ion âm (vật mang điện âm). Nguyên tử (vật) mất electrôn trở thành ion dương (vật mang điện dương).
Xem thêm : Ngô biến đổi gen: Nên ăn hay không?
Vận dụng thuyết electrôn:
– Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do, như: kim loại, dung dịch muối, axit,… Vật cách điện là vật không chứa hoặc chứa rất ít các điện tích tự do,như: không khí khô, cao su, một số nhựa…Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối.
– Sự nhiễm điện do cọ xát: khi cọ xát, electrôn có thể di chuyển từ vật này sang vật khác.
– Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó = .
– Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. Điện tích của thanh MN là không thay đổi. Khi đưa quả cầu A ra xa điện tích trong thanh MN phân bố lại như ban đầu.
Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi: q1 + q2 + q3+…+ qn = q’1 + q’2 + q’3+…+ q’n
► Hệ cô lập về điện là hệ mà các vật trong hệ chỉ trao đổi điện tích với nhau mà không trao đổi điện tích với bên ngoài.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp