Những nét chính chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ

1. Những nhân tố thúc đẩy thực dân Anh xâm chiếm Ấn Độ:

1.1. Bối cảnh quốc tế đầu thời kỳ cận đại:

Thế kỷ XVI đã được xem là mốc mở đầu cho sự ra đời của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đầu hình thành được gọi là “chủ nghĩa tư bản trọng thương”. Chủ nghĩa thực dân đã xuất hiện với những đặc trưng tiêu biểu của nó, như một xu thế phát triển của các quốc gia châu Âu.

Bước sang thế kỷ XVII, các Công ty Đông Ấn của các quốc gia này đua nhau thành lập. Mục đích của các công ty này là tiến hành buôn bán ở vùng thị trường rộng lớn thuộc phía Đông Ấn Độ, kiểm soát thương mại ở vùng biển Ấn Độ Dương, chinh phục Ấn Độ.

Trước hết, Ấn Độ nằm trong sự tranh giành quyết liệt của các đối thủ châu Âu khi tư bản Anh đủ mạnh để cạnh tranh. Hơn nữa, cùng một quá trình xâm nhập vào phương Đông nhưng các quốc gia tư bản châu Âu lại có những mục tiêu riêng của mình. Tư bản Anh có những điều kiện và ưu thế chủ quan cần thiết, tạo cơ sở để bắt đầu công cuộc thực dân hoá ở thuộc địa này.

1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:

Bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại, chủ nghĩa tư bản Anh đã hình thành với những đặc trưng tiêu biểu của nó. Sự xâm nhập của người Anh vào Ấn Độ cũng không nằm ngoài xu thế chung của các quốc gia châu Âu khác. Tuy nhiên, người Anh có những lợi thế riêng của mình so với đối thủ: hạm đội bá chủ mặt biển, sự ổn định về chính trị, kinh nghiệm thực dân (qua hệ thống thuộc địa ở Bắc Mỹ)… Động lực và khả năng vượt trội đã tạo nên những nhân tố quan trọng để Anh gạt bỏ được các đối thủ, chinh phục giai cấp phong kiến Ấn Độ, tiến tới độc chiếm thuộc địa này.

1.3. Tình hình Ấn Độ trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây:

Cơ sở thứ nhất, đó là “sức hút” từ Ấn Độ, một xứ sở hấp dẫn các thương gia và các chính trị gia châu Âu về nhiều mặt.

Cơ sở thứ hai chính là sự khủng hoảng của chế độ chính trị – xã hội. Bối cảnh ấy tạo ra những cơ sở quan trọng để người Anh có thể xâm nhập và bành trướng.

Như vậy, tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ đã đặc biệt thuận lợi cho sự xâm lược của các thế lực nước ngoài có tổ chức và tiến bộ hơn rất nhiều về kinh tế và quân sự.

2. Chính sách cai trị của thực dân Anh:

2.1. Tình hình Ấn Độ lúc bấy giờ:

– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.

– Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

2.2. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ:

Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

Về kinh tế:

– Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn trên các lĩnh vực.

– Ngành nông nghiệp bị trì trệ và phá hoại: chính sách thực dân đã khiến nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền Ấn Độ “bị tiêu diệt tận nền móng”. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh, là nguồn cung cấp nguyên liệu, lương thực khổng lồ cho chính quốc

– Nền công nghiệp non trẻ của Ấn Độ bị chèn ép :công nghiệp hiện đại phát triển ở Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX, tuy nhiên, chính sách thực dân của Anh đã dẫn tới sự phát triển “còi cọc” và “tản mạn” của nền công nghiệp Ấn Độ so với các nước phát triển. Thực dân Anh ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận

– Bên cạnh đó, những chuyển biến mang tính tích cực trong phát triển kinh tế: nhìn một cách khách quan, vẫn có nhiều thay đổi lớn diễn ra trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự thay đổi đó đã từng bước củng cố và mang lại cơ sở cho sự phát triển kinh tế của Ấn Độ theo hướng tư bản chủ nghĩa

Về chính trị – xã hội:

Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ:

– Chính sách cải tổ chính quyền từ trung ương xuống địa phương

– Chính sách tăng cường mối liên hệ với quý tộc phong kiến và các tiểu vương quốc

– Chính sách sử dụng người bản xứ trong ngành dân chính

– Chính sách tổ chức lại quân đội

– Chính sách “chia để trị”

Chính sách về xã hội: người Anh lại tiếp tục thực thi quan điểm liên kết và phục hồi sự bảo thủ. Họ đã từ bỏ sự ủng hộ những chính sách cải cách xã hội dưới thời Công ty Đông Ấn Anh. Chính quyền Anh – Ấn bắt đầu hướng sang quan điểm chủ đạo: dừng lại mọi sự ủng hộ cho những cuộc cải cách xã hội

Về văn hóa – giáo dục:

Chủ trương của Chính phủ Anh -Ấn sau khi kiểm soát trực tiếp Ấn Độ thi hành chính sách giáo dục ngu dân là hạn chế sự phát triển của văn hoá, đi cùng với chính sách duy trì, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

Hậu quả:

Kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân Ấn Độ bị bần cùng hóa: người dân mất ruộng đất, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh.

Hậu quả nặng nề nhất và lâu dài nhất của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ chính là những xung đột về tôn giáo, sắc tộc, dân tộc; là sự chia rẽ, chia cắt; là mối thù hận dai dẳng hàng thập kỷ giữa các quốc gia – dân tộc trên tiểu lục địa Ấn Độ; là những mâu thuẫn lâu dài với các quốc gia láng giềng.

Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh ngày càng sâu sắc dẫn đến hàng loạt các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh nổ ra.

3. Bài tập trắc nghiệp củng cố kiến thức:

Câu 1. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ vào thời gian nào?

  1. 10/1/1977.
  2. 1/2/1877.
  3. 1/1/1877.
  4. 1/1/1887.

Đáp án: C