Lần đầu tiên ghi nhận độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của TP.HCM gần chạm mốc 30 tuổi. PV Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Phạm Chánh Trung, chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, về vấn đề này.
Bạn đang xem: Độ tuổi kết hôn trung bình ở TP.HCM chạm 30
Tại sao các bạn gái kết hôn ngày càng muộn?
* Thưa ông, xu hướng các bạn gái kết hôn muộn tại TP.HCM thể hiện qua các số liệu gần đây như thế nào?
– Hiện nay TP.HCM có độ tuổi kết hôn rất muộn so với các tỉnh thành trong cả nước. Theo Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022 độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của thành phố là 29,8 tuổi (sắp chạm mốc 30 tuổi).
Số liệu ghi nhận có xu hướng tăng liên tục từ năm 2019 đến năm 2022, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu năm 2019 là 27,5 tuổi, năm 2020 là 28,0 tuổi và năm 2021 là 29,0 tuổi (bình quân mỗi năm tăng 0,8 tuổi).
Xem thêm : Khối tự nhiên gồm những môn nào? Ngành nào? Cơ hội việc làm sau này có tốt không?
* So với các tỉnh thành trong cả nước, độ tuổi kết hôn ở phụ nữ tại TP.HCM có cao hơn? Những nguyên nhân khiến các bạn gái kết hôn muộn?
– Theo số liệu mới nhất của năm 2022, TP.HCM có độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao nhất so với các tỉnh thành trong cả nước, cao hơn 2,9 tuổi so với số liệu chung của cả nước (Việt Nam là 26,9 tuổi).
Trên bình diện chung, số liệu còn ghi nhận cao nhất cho khu vực Đông Nam Bộ là 28,8 tuổi và một số tỉnh thành như Đồng Nai là 28,5 tuổi, Bà Rịa – Vũng Tàu là 28,8 tuổi. Đây là số liệu cho thấy xu hướng kết hôn muộn không chỉ đặc trưng tại TP.HCM mà còn là xu hướng của các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt các nước châu Á, thanh niên có xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không quan tâm đến chuyện hôn nhân, sinh con do gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp hay khao khát sự tự do.
Bên cạnh đó, sức ảnh hưởng từ các câu chuyện gia đình đổ vỡ, việc cố gắng tìm kiếm mẫu hình lý tưởng của cuộc sống hôn nhân và bạn đời… là những nguyên nhân chính khiến giới trẻ ngày càng không mặn mà với chuyện kết hôn.
Hiện nay vẫn cần rất nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra những kết luận chính xác về nguyên nhân người trẻ tại TP.HCM kết hôn muộn và từ đó có thể đề xuất các giải pháp hợp lý và có cơ sở khoa học để hỗ trợ cho các đối tượng này.
Lợi và hại khi kết hôn muộn
Xem thêm : 6 hậu quả nghiêm trọng đối với thai nhi nếu mẹ bầu uống rượu bia
* Phụ nữ kết hôn muộn có những lợi ích, ảnh hưởng gì?
– Ở góc độ chính sách, việc người trẻ kết hôn được xem là yếu tố để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, góp phần thực hiện thành công Chiến lược dân số Việt Nam đến 2030. Tuy nhiên ở góc độ thực tiễn, mỗi người lại có quan điểm khác nhau đối với việc cưới hỏi và sinh con, người thì mong mỏi kết hôn sớm, người lại vẫn hài lòng với cuộc sống độc thân.
Nhìn chung, việc kết hôn muộn của thanh niên hiện nay cũng chứng tỏ các bạn đã phần nào có sự chuẩn bị về tài chính và kiến thức hôn nhân gia đình cũng như có những cân nhắc về trách nhiệm nghĩa vụ khi kết hôn với không chỉ bản thân mà gia đình hai bên. Đây là một điều tích cực cho việc xây dựng một thế hệ con cái được đầu tư đầy đủ cả về y tế, giáo dục và dinh dưỡng.
Ảnh hưởng của việc kết hôn muộn hiện nay chính là mức sinh thấp và tốc độ già hóa dân số nhanh chóng của TP.HCM..
* Dự báo trong thời gian tới độ tuổi kết hôn ở phụ nữ có tiếp tục tăng không, thưa ông?
– Hiện nay lần đầu tiên ghi nhận độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của TP.HCM gần chạm mốc 30 tuổi, chính vì vậy khó có thể dự báo xu hướng này theo cách tính toán về độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, con số thống kê hiện nay đã cho thấy bức tranh gần như hoàn chỉnh về độ tuổi kết hôn, mức sinh và tốc độ già hóa dân số của thành phố.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp