Tại các đô thị “đất chật người đông” như Hà Nội hay TP. HCM, việc dừng đỗ ô tô trên phố sẽ chiếm một diện tích lớn lòng đường, dẫn tới nguy cơ ùn tắc giao thông.
- Tổng Hợp Những Thông Tin Về Sơ Yếu Lý Lịch Mà Bạn Nên Biết
- Uống nước gạo lứt vào lúc nào là tốt nhất? 4 thời điểm vàng nên uống
- Hình tứ giác có bao nhiêu cạnh, định nghĩa và tính chất
- Người tiểu đường uống nước dừa được không? Lợi ích sức khỏe từ nước dừa
- Bị bệnh sùi mào gà có lây qua quần áo hay không?
Thực tế hiện nay, ở nhiều tuyến phố trung tâm với lưu lượng phương tiện lớn thường được cắm biển P.130 (cấm dừng đỗ xe) hoặc P.131 (cấm đỗ xe).
Bạn đang xem: Dừng đỗ xe ô tô không sát lề đường bị phạt như thế nào?
Tuy nhiên, ngay cả trên các tuyến phố không có biển cấm hoặc các khu vực “mặc định” cấm dừng đỗ xe thì người điều khiển ô tô cũng cần phải dừng đỗ đúng quy tắc, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác.
Điều 19 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định về dừng đỗ xe trên đường phố. Theo đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân thủ các quy định sau đây:
– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
– Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
– Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước,…
Như vậy, dù dừng đỗ xe ở nơi không cấm nhưng lái xe vẫn không được để bánh xe gần nhất cách mép đường quá 25 cm. Nếu vi phạm, tài xế có thể bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Xem thêm : Top 6 sữa bầu Nhật tốt nhất hiện nay, uống vào con không vào mẹ
Theo khoản 3, Điều 5 Nghị định 100, hành vi “đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;…”, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Trong trường hợp dừng đỗ xe sai quy định gây ùn tắc giao thông, lái xe còn có thể bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng, đồng thời tước GPLX từ 1-3 tháng (theo khoản 4 và khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).
Như vậy, việc đỗ xe gọn gàng (sát mép vỉa hè) không chỉ giúp chúng ta đỡ bị lực lượng chức năng xử phạt mà còn góp phần giảm nguy cơ ùn tắc giao thông.
Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, có 11 vị trí cấm dừng đỗ xe mà lái xe cần biết để tránh bị phạt nặng, cụ thể như sau:
1. Bên trái đường một chiều;
2. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
3. Trên cầu, gầm cầu vượt;
4. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
5. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
6. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau;
7. Nơi dừng của xe buýt;
8. Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
9. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
10. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
11. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về bài viết trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp