Thế nào là văn nghị luận?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video văn nghị luận la gì lớp 8

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thế nào là văn nghị luận? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thế nào là văn nghị luận?

Trả lời:

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận

1. Các khái niệm

Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.

– Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.

– Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.

Các kiểu bài – thao tác về văn nghị luận

– Chứng minh.

– Giải thích.

– Bình luận.

– Nghị luận hỗn hợp.

2. Đặc điểm văn nghị luận

Khi nhắc tới một bài văn nghị luận là ta nhắc tới tính thuyết phục và chặt chẽ trong hệ thống các luận điểm, luận cứ và cách lập luận hay các ví dụ để chứng minh cho luận điểm đã nêu ra.

– Luận điểm là những quan điểm được nêu ra để bảo vệ cho vấn đề cần chứng minh. Luận điểm bao gồm ý kiến, tư tưởng của người viết, người nói nhưng vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực. Luận cứ thường trả lời cho câu hỏi Tại sao? Như thế nào? cộng với luận điểm đã nêu.

– Luận cứ: để làm sáng tỏ cho luận điểm được nêu ra thì hệ thống các luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để bảo vệ cho luận điểm đó. Lý lẽ phải rõ ràng, dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu để thuyết phục được dễ dàng hơn.

– Cách lập luận là trình tự lập luận của người viết bằng hệ thống luận điểm, luận cứ và các dẫn chứng cụ thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Cách lập luận phải chặt chẽ, xuyên suốt một vấn đề, không được lập luận hời hợt làm tăng tính mâu thuẫn trong hệ thống các luận điểm.

3. Cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài: Đặt vấn đề cần chứng minh bằng cách giới thiệu về tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề

Thân bài: Chứng minh vấn đề nêu ra bằng hệ thống các luận điểm và luận cứ khách quan, chính xác.

+ Luận điểm 1: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 1

+ Luận điểm 2: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 2

+ Luận điểm 3: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 3

…Luận điểm n

Kết bài:

– Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hay tầm quan trọng của vấn đề

– Mở rộng: Nêu ra bài học và đánh giá (Nếu có)

4. Các phương pháp luận

Một bài văn nghị luận đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp luận để tăng tính thuyết phục cho vấn đề cần chứng minh. Thường thì người ta sẽ sử dụng các phương pháp luận sau đây:

– Phương pháp giới thiệu: Đây là phương pháp hay sử dụng để giới thiệu khái quát về vấn đề được nêu ra hay các luận điểm để chứng minh cho vấn đề.

– Phương pháp giải thích: Giải thích các từ, câu, nghĩa đen, nghĩa bóng (đối với bài nghị luận về nhận định); nêu ra các nguyên nhân, lý do dẫn đến vấn đề cấp thiết (đối với bài nghị luận về hiện tượng đời sống)

– Phương pháp phân tích: tiến hành phân tích các mặt của vấn đề bằng cách đưa ra luận điểm và các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm. Đây là phương pháp chủ yếu trong một bài văn nghị luận.

– Phương pháp chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề bằng các luận điểm và luận cứ. Đặc biệt là phải nêu ra được các dẫn chứng cụ thể. Phương pháp này hay sử dụng trong các bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.

– Phương pháp so sánh: so sánh các hiện tượng tương ứng hoặc cùng hiện tượng nhưng ở các quốc gia khác nhau (NL về hiện tượng, đời sống), so sánh với các tác phẩm cùng đề tài (NL về tác phẩm văn học) để thấy rõ tính đúng đắn và hợp lý của vấn đề.

– Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại tất cả các lý lẽ đã nêu ra hay nói cách khác từ từ cái riêng đã phân tích đi đến cái chung. Phương pháp sử dụng đế kết đoạn, kết thúc vấn đề trong bài.

Với nội dung bài Thế nào là văn nghị luận? các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và tác dụng của văn nghị luận..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thế nào là văn nghị luận? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.