Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyến cáo, răn người ta sống phải giữ phẩm giá và đạo đức.
Câu này gồm có 5 từ khác nhau (cho dùng 2 lần) mà đều là gốc Hán.
Bạn đang xem: Lắt léo chữ nghĩa: "Đói cho sạch, rách cho thơm"
Xem thêm : Từ Hà Nội đi Lạng Sơn bao nhiêu Km? Đi bằng phương tiện gì?
Đói bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [𩜀] mà âm Hán Việt hiện hành là trúy, có nghĩa là “đói”. Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) giảng là [饥] (đói). Kế cận “trúy [𩜀] ↔ đói”, ta có “truy [追] ↔ đuổi”. Mối tương quan ngữ âm TR ↔ Đ giữa trúy và đói còn có thể thấy với: – trâm [簪], cài cắm ↔ đơm; – trất [膣], âm đạo ↔ đít; – trật [秩] ↔ đợt; trì [池] ↔ đìa.
Cho là một từ gốc Hán, ghi bằng chữ [周], mà âm Hán Việt là chu, có nghĩa là “tới, đến; đến nơi đến chốn”. Đi vào tiếng Việt, cho chuyển nghĩa thành một từ chỉ mục đích, như: – chạy cho thật nhanh; – làm cho ra làm; – nói cho rõ ràng; v.v… Cho
Xem thêm : Đeo bạc bị đen là bệnh gì? Làm thế nào khi đeo bạc bị đen?
Sạch bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [澤], mà âm Hán Việt là trạch, có nghĩa là “trơn láng; nhẵn bóng”. Mối tương quan ngữ âm TR ↔ S của trạch và sạch còn có thể thấy với: – trang trọng [莊重], nghiêm chỉnh, kính cẩn ↔ sang trọng; – trạo [掉], lay động, vẫy ↔ sạo trong sục sạo; – trầm [霃] trời âm u ↔ sầm trong tối sầm.
Rách bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [坼] mà âm Hán Việt hiện hành là sách, có nghĩa là “nứt, nẻ, rời, rách, v.v…”, như trong thiên băng địa sách [天崩地坼] là “trời long (sập) đất lở”. Mối quan hệ S ↔ R giữa sách [坼] và rách còn có thể thấy với các trường hợp: – sái [灑], vẩy nước, tưới ↔ rưới; – sáp [澀], rít, không trơn tru ↔ ráp trong thô ráp; – sâm [森], tối tăm, rậm rạp, thiếu ánh sáng ↔ râm trong bóng râm; – sầu [愁], lo buồn ↔ rầu trong rầu rĩ; – suy [榱], đòn dông ↔ rui trong rui mè; – sư [篩], giần, sàng ↔ rây trong rây bột; – sương [箱], thùng nhỏ, hòm ↔ rương.
Thơm bắt nguồn ở từ [䐺] mà âm Hán Việt hiện hành là thám mà Đường vận (dẫn theo Khang Hy) giảng là “thực vị mỹ dã” [食味美也] (thức ăn ngon vậy), thường dịch sang tiếng Anh là “delicious; tasty food, of a fine flavour”. Quan hệ ngữ âm “A ↔ Ơ” giữa thám [䐺] và thơm còn có thể thấy qua nhiều trường hợp như: – đàm [痰] đờm; – đảm [膽], mật ↔ đởm; – đan [單] đơn; – Hán [漢] ↔ Hớn trong nhà Hớn; – phàm [凡], tầm thường ↔ bờm trong thằng bờm (thằng tầm thường, đối với phú ông là người giàu có); – phạm [犯] ↔ bợm; – san [山] ↔ sơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp