Luật hành chính là một trong những ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật. Vậy đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những đối tượng nào? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả những kiến thức liên quan tới đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.
- Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm?
- So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có gì khác nhau?
- Biển số xe Nam Định là bao nhiêu và cách nhận biết theo từng huyện, thành phố
- Uống trà sữa có mất ngủ không? Bị mất ngủ phải làm thế nào?
- Luật 2023, đất nông nghiệp hết hạn sử dụng có bị thu hồi không?
Khái niệm luật hành chính?
Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Bạn đang xem: Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Khái niệm “hoạt động chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính – nhà nước” hoặc “hoạt động quản lý nhà nước”. Do đó, từ nhận xét chung nhất chúng ta có thể kết luận rằng luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (ví dụ như Tòa án, Viện kiểm sát…).
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Phân loại đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm ba nhóm lớn sau:
Thứ nhất: Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Xem thêm : Cách kiểm tra pin OPPO đơn giản nhất hiện nay
Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hệ loại này các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản của mình. Những quan hệ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ:
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc (như giữa Chính phủ với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (như giữa Bộ giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp (như giữa Chính phủ với Bộ công an) hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó (như giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa với Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật (ví dụ như giữa Bộ Tài nguyên và môi trường với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương).
+ Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ở trung ương, cơ quan này có một số quyền hạn đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý chức năng nhất định song giữa các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó (như giữa ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy với trường Đại học sư phạm Hà Nội).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc (như giữa Bộ Tư pháp với trường Đại học Luật Hà Nội).
Xem thêm : Top 20 cách làm mặt nạ dưa leo giúp mẹ dưỡng trắng da hiệu quả
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này được đặt dưới sự quản lý thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như giữa Ủy ban nhân dân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện).
+ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (như giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch (như giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại).
Thứ hai: Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác
Người lãnh đạo và một bộ phận công thức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan nhà nước có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lý nội bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình dộ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của cơ quan, công việc văn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết.
Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu công tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá trình cơ quan trung gian thì hiệu quả của quản lý giám sát.
Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản của mình các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lý hành chính nhất định.
Thứ ba: Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hạot động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước
Trong thực trạng quản lý hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thể trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cho các cơ quan nhà nước khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoặc cá nhân. Hoạt động trao quyền được tiến hành trên cơ sở những lý do khác nhau: chính trị, tổ chức, đảm bảo hiệu quả… Vì vậy, hoạt động quản lý hành chính nhà nước không chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.
Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân dược trao quyền có tất cả những hậu quả pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhưng chỉ trong khi thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cụ thể được pháp luật quy định. Hoạt động nào cần được phân biệt rõ với hoạt dộng cơ bản của cơ quan nhà nước được trao quyền (chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ). Xem xét vấn đề từ hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành mà còn được ủy quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định. Như trao quyền cho cá nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: Tòa án nhân dân, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa… Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy nhà nước: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng…
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Do đó, mỗi ngành luật khác nhau sẽ có đối tượng điều chỉnh khác nhau và đây chính là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật với nhau. Để hiểu và phân biệt được Luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải nắm được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp