Vùng trời quốc gia là gì? Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả giải đáp thắc mắc, mời Quý vị theo dõi.
- Địa chỉ thường trú là gì? Ghi theo CMND/CCCD hay hộ khẩu?
- Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?
- Bà đẻ ăn được rau gì ? Gợi ý 17 loại rau bổ dưỡng và lợi sữa cho bà đẻ
- Cự Giải và Bọ Cạp có hợp nhau không? Tổng quan về tình yêu của Cự Giải và Bọ Cạp
- 100+ mẫu câu cảm ơn trong tiếng Anh theo tình huống và đối tượng cụ thể
Vùng trời quốc gia là gì?
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia, vùng trời của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia.
Bạn đang xem: Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?
Vùng trời của mỗi quốc gia bị giới hạn bởi:
– Biên giới xung quanh là mặt thẳng đứng được dựng qua các điểm nằm trên đường biên giới trên bộ và trên biển của lãnh thổ quốc gia và có hướng chạy thẳng vào tâm trái đất.
Biên giới xung quanh giới hạn chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia trong vùng trời nước mình.
Xem thêm : Kho HN Virtual SOC ở đâu? Bao lâu nhận được hàng?
– Biên giới trên cao để xác định chủ quyền của mỗi quốc gia đối với vùng trời của mình.
Ý nghĩa pháp lý quan trọng của việc xác định biên giới này đã được khẳng định trong Luật hàng không quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động của các quốc gia. Cho đến nay, Luật hàng không quốc tế chưa quy định cụ thể về độ cao của biên giới này.
Quy định về vùng trời quốc gia
Điều 1 Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế (Ký tại Chicago ngày 07 tháng 12 năm 1944) có quy định: “ Các Quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi Quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trên khoảng không gian bao trùm lãnh thổ của mình.”.
Đến nay Công ước Chicago có 191 quốc gia thành viên chiếm tuyệt đại đa số các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ đó, một nguyên tắc được công nhận rộng rãi trong luật pháp quốc tế là quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng trời quốc gia.
Với chủ quyền hoàn toàn, quốc gia có thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với mọi hoạt động trong vùng trời quốc gia trừ trường hợp có quy định khác trong luật pháp quốc tế.
Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định thể hiện chủ quyền của mình với vùng trời như:
Xem thêm : 12 bộ phim hay nhất về tài chính dành cho những ai đam mê làm giàu
– Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (Điều 1 Hiến pháp 2013).
– Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 1 Luật Biên giới quốc gia).
– Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. (khoản 5 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia).
– Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới. (khoản 1 Điều 15 Luật Biên giới quốc gia).
– Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. (Điều 20 Luật Biên giới quốc gia).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ liên quan đến vùng trời, giúp Quý độc giả giải đáp Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào? Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin đóng góp, chia sẻ từ Quý độc giả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp