Theo đó, lực lượng dân phòng là một trong những lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân.
Đội dân phòng là tổ chức gồm những đối tượng tham gia phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự tại nơi cư trú.
Bạn đang xem: Tiêu chuẩn về độ tuổi, điều kiện để trở thành thành viên đội dân phòng
Tại thôn phải thành lập đội dân phòng và đội này sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.
Đối tượng được tham gia vào đội dân phòng là công dân từ 18 tuổi trở lên, thường xuyên có mặt tại nơi cư trú, có đầy đủ sức khoẻ thì có nghĩa vụ phải tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy tại nơi cư trú hoặc tại nơi làm việc nếu được yêu cầu.
Xem thêm : Uống vitamin C có nóng không?
Đội dân phòng sẽ có biên chế từ 10 – 20 người, trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó. Nếu trên 20 người – 30 người thì được biên chế thêm 1 đội phó.
Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng và biên chế của các tổ này sẽ là từ 5 – 9 người, trong đó có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó.
Nhiệm vụ của đội dân phòng là thực hiện chỉ huy chữa cháy tại nơi có cháy ở thôn mà lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp, trưởng thôn cũng vắng mặt.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có quy định về nhiệm vụ của lực lượng dân phòng như sau:
Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Xem thêm : Bài 1: Quy luật phân li
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp