Ly hôn là phương án cuối cùng để chấm dứt đời sống hôn nhân. Ngoài các vấn đề quan hệ hôn nhân, vấn đề nuôi con chung, tài sản chung, nợ chung….thì án phí cũng là một trong những vấn đề được các bên đương sự đặc biệt quan tâm. Dưới đây, Luật Kết Nối xin cung cấp một số thông tin về cách tính án phí như sau:
1. Cách tính án phí
Trước hết, nguyên đơn, tức người yêu cầu giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương phải nộp 300.000 đồng án phí (không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu khởi kiện hay không).
Bạn đang xem: Án phí vụ án ly hôn theo quy định mới nhất là bao nhiêu tiền ?
Đồng thời, theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14hướng dẫn một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án thì mức án phí cụ thể sẽ được xác định dựa theo yêu cầu của đương sự và yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản. Như vậy, ngoài khoàn 300.000 đồng như trên, các đương sự còn phải nộp một khoản án phí phụ thuộc vào giá trị của tài sản có tranh chấp. Cụ thể:
Xem thêm : Ý kiến của tôi về câu tục ngữ Có chí thì nên
Ngoài ra, nếu việc giải quyết chia tài sản chung, nợ chung trong thủ tục ly hôn đơn phương phát sinh việc bắt buộc phải định giá tài sản chung thì người yêu cầu sẽ phải đóng phí định giá tài sản
2. Ai có nghĩa vụ nộp án phí ly hôn
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình được xác định như sau:
- Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu đơn phương ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng;
- Trường hợp cả vợ và chồng cùng có yêu cầu thuận tình ly hôn thì mỗi người phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 150.000 đồng.
- Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng.
- Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần họ yêu cầu chia trong giá trị tài sản mà Tòa án tạm tính theo hướng dẫn tại Điều 7 của nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTPTANDTC.
3. Phương thức nộp án phí
Trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Tiền tạm ứng án phí đương sự nộp tại Chi cục thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Sau khi nộp án phí.
Sau khi nguyên đơn nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và giải quyết theo trình tự, thủ tục của vụ án ly hôn.
Xem thêm : Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965)
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề án phí trong vụ án ly hôn. Các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác cũng như cần tư vấn về dịch vụ ly hôn trọn gói quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Kết Nối để được chúng tôi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
Bài viết liên quan :
- Hướng dẫn thủ tục ly hôn chi tiết
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất
- Mẫu đơn xin đơn phương ly hôn
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Thủ tục đơn phương ly hôn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp