- Uống lá ổi có tác dụng gì? Cách xử lý và chế biến lá ổi an toàn, hiệu quả
- Giá Cửa Nhôm Xingfa Nhập Khẩu Tại Huế
- Cách tra cứu, kiểm tra trạng thái thẻ cào Viettel, MobiFone, VinaPhone đã nạp hay chưa?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Noel 2023? Đếm ngược Giáng Sinh
- Quan điểm của triết học Mác – Lênin về ý thức xã hội và ý nghĩa đối với việc xây dựng ý thức xã hội mới hiện nay
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Việt Bắc (thu đông 1947 – 2017)
Bạn đang xem: Văn hoá – Xã hội
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Chính Hữu
Bài thơ được sáng tác vào tháng 2 năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Sinh thời Chính Hữu tâm sự: Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù xuống rồi hành quân từ Bắc Kạn đến Thái Nguyên. Chúng tôi phục kích từng chặng đánh, truy kích binh đoàn Beaufré. Khi đó tôi là chính trị viên đại đội. Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận đó, tôi ốm, phải nằm lại điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ốm, nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ “Đồng chí”.
Bài thơ vừa mang vẻ đẹp bình dị của người chiến sĩ, người nông dân vào bộ đội trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Đời sống vật chất bình thường, thiếu thốn nhưng có một vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng. Hai câu thơ đầu như một sự đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình cũng là cội nguồn của một tình bạn thân thiết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Năm câu thơ tiếp theo là quá trình kết nên tình đồng chí, đồng đội. Từ “chẳng hề quen nhau” nhưng vì dân tộc, vì Tổ quốc mà thành “đôi tri kỷ”. Những câu thơ trung thực, giản dị, dồn nén với những kỷ niệm mà chỉ có người lính cách mạng mới có được.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Xem thêm : Đây thôn Vĩ Dạ (CD)
Đồng chí!
Mười câu tiếp theo nói lên sức mạnh của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Đó là sự hy sinh quyền lợi của gia đình, tình yêu của quê hương và hy sinh của chính bản thân mình, vượt lên gian khổ, chia sẻ cùng đồng đội vì cuộc chiến đấu cho ngày mai.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Kết thúc bài thơ là một hình ảnh tuyệt đẹp :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Xem thêm : Nước Ép Thơm Dâu
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Hiện ra trước mắt người đọc là cảnh chiến trường “rừng hoang sương muối”. Một không gian vô cùng giá lạnh của núi rừng Việt Bắc. Tình huống đang diễn ra vô cùng khốc liệt và căng thẳng “chờ giặc tới”. Nhưng những người đồng chí vẫn đứng cạnh nhau, cùng nhau vào sinh ra tử. Trong đêm dài đón giặc đó, anh lính hướng nòng súng lên trời có vầng trăng lơ lửng như đang treo trên đầu ngọn súng. Ở đây mọi cái rét buốt, căng thẳng đã tan biến để nhường chỗ cho một tâm hồn nghệ sĩ đang lặng lẽ ngắm trăng. Phải thật sự có một tâm hồn lạc quan, mới có thể ngắm trăng trong hoàn cảnh ấy. Hình ảnh “ đầu súng trăng treo” vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị lãng mạn khiến người đọc liên tưởng đến một hình ảnh khác tuyệt đẹp. Trăng là biểu tượng của làng quê yên bình, trăng là biểu tượng của hòa bình thì súng là vật để bảo vệ cho sự bình yên ấy. Súng và trăng, xa mà gần, đã trở thành đôi bạn giống như “anh” và “tôi”. Chính vì giá trị tuyệt đẹp ấy, và hình ảnh đó cũng trở thành nhan đề của tập thơ “ Đầu súng trăng treo”.
Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc (1926 – 2007) sinh tại thành phố Vinh, Nghệ An; quê gốc ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông học trung học tại Hà Nội rồi tham gia kháng chiến từ năm 1946 thuộc Trung đoàn Thủ đô. Ông từng là Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam (khóa 3).
Năm 1947, Chính Hữu bắt đầu gia nhập thi đàn kháng chiến với bài thơ “Ngày về”. Với những câu thơ như:
“Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”.
Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trong thơ ông đẹp lãng mạn, mang màu sắc của những anh hùng xưa. Bài thơ “Ngày về” trở thành một dấu mốc quan trọng, ghi lại dấu ấn ngày đầu Chính Hữu đến với thơ ca cách mạng – dòng thơ trở thành vệt cảm hứng xuyên suốt và trở đi trở lại trong sáng tác của ông.
Chính Hữu gần như chỉ viết về người lính, tình đồng đội, kháng chiến. Sau “Ngày về”, đặc biệt là từ khi trở thành một chiến sĩ thực thụ, ông viết chân thực hơn qua những vần thơ gắn liền với cuộc sống chiến đấu của người lính, như: “Giá từng thước đất”, “Thư nhà”, “Ngọn đèn đứng gác”… Trong đó, nổi tiếng nhất là bài “Đồng chí” Bài thơ được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc, thành bài hát “Tình đồng chí” một trong những ca khúc được yêu thích ở đề tài quân đội và người lính.
Chính Hữu viết chậm và công bố ít. Thơ ông mới chỉ in 3 tập: Đầu súng trăng treo (1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập Chính Hữu (1988). Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật đợt II (2002).
Tô Kiều Thẩm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp