Phí bảo trì đường bộ là gì?
Phí bảo trì đường bộ là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.
Bạn đang xem: Phí bảo trì đường bộ là gì? Nộp ở đâu và mức phí bao nhiêu?
Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo.
Lưu ý, cần phân biệt giữa phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường để tránh nhầm lần. Phí cầu đường là một loại chi phí được thể hiện dưới dạng cước vé đường bộ mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường. Phí cầu đường là phí mà Nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế, phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hai loại phí hoàn toàn khác nhau.
Những phương tiện nào phải nộp phí bảo trì đường bộ?
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC đã quy định về đối tượng chịu phí bảo trì đường bộ như sau:
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
Như vậy, tất cả xe ô tô đã đăng ký lưu hành đều phải đóng phí bảo trì đường bộ. Kể cả khi xe ô tô không tham gia giao thông nhưng đã đăng ký lưu hành cũng phải đóng phí này.
Tuy nhiên khoản 2 Điều này đã loại trừ việc đóng phí bảo trì đường bộ đối với các xe thuộc trường hợp sau:
– Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
– Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
– Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
– Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
Xem thêm : TRẠM Y TẾ XÃ ĐÔNG THẠNH
– Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe.
– Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
– Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Đồng thời Thông tư 293/2016/TT-BTC cũng miễn phí sử dụng đường bộ với các phương tiện như: xe cứu thương, xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an (theo khoản 5 Điều 3).
Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu?
Phí đường bộ sẽ được đóng theo năm dương lịch hoặc tháng hoặc theo chu kì đăng kiểm của xe. Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 293/2016/TT-BTC, tổ chức thu phí bảo trì đường bộ gồm:
– Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương: Thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
– Các đơn vị đăng kiểm: Thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng).
Như vậy, đối xe ô tô thông thường, nơi nộp phí bảo trì đường bộ là tại các đơn vị đăng kiểm. Do đó, bạn có thể đến trạm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất để nộp loại phí này. Sau khi đóng, chủ phương tiện sẽ được đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ
Theo Điều 6 Thông tư 293, dựa vào phương thức đóng phí bảo trì đường bộ mà thời gian nộp phí bảo trì được quy định như sau:
* Nộp theo chu kỳ đăng kiểm
– Ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
– Ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18, 24 và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng) và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ đăng kiểm.
* Nộp phí theo năm dương lịch
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.
Xem thêm : Bật mí cách đổi tên Wifi trên iPhone cực kỳ đơn giản và nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được
Hàng năm, trước ngày 01/01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.
* Nộp phí theo tháng
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng.
Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo và được cấp Tem nộp phí tương ứng thời gian nộp.
Mức phí bảo trì đường bộ năm 2021
Trước đó, Thông tư 74/2020/TT-BTC đã giảm từ 10 – 30 % mức phí bảo trì đường bộ cho các loại xe ô tô từ ngày 10/8 – 31/12/2020. Thông tư này đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
Tuy nhiên, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 112/2020. Theo đó, việc giảm phí bảo trì đường bộ được tiếp tục áp dụng từ 01/01/2021- hết 30/6/2021:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng): Chỉ phải nộp 70% mức thu phí bảo trì đường bộ.
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo: Chỉ phải nộp 90% mức thu phí bảo trì đường bộ.
Từ ngày 01/7/2021, mức thu phí bảo trì đường bộ sẽ được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 293/2016/TT-BTC:
Trong đó:
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 – 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 – 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
Lưu ý: Dù phương tiện có đi trên đường hay không, đi ít hay nhiều, thì chủ xe vẫn phải nộp loại phí bảo trì đường bộ. Nếu không nộp, mặc dù không bị phạt nhưng khi đi đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm sẽ cộng dồn khoảng thời gian mà chủ xe chưa nộp vào và thu lại toàn bộ sau đó.
Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến phí bảo trì đường bộ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 09143033555 Hyundai Sông Hàn để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp