Đốt vàng mã – người âm có nhận được không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video đốt vàng mã người âm có nhận được không

Việc đốt vàng mã gửi xuống “cõi âm” tiêu tốn trung bình khoảng 50.000 tấn giấy mỗi năm ở nước ta, nhưng người đã khuất có nhận được đồ chúng ta “gửi” hay không thì còn là một ẩn số.

Bài viết dưới đây sẽ giải mã ẩn số này, khiến nhiều người bất ngờ vì hóa ra từ trước đến nay đã hiểu sai. Kính mời quý độc giả cùng đón đọc.

Đốt vàng mã là gì?

Đốt vàng mã hay hóa vàng là đốt những xấp tiền vàng hoặc những áo quần, mũ mã, ngựa xe,… được làm bằng giấy. Chúng ta thường làm việc này với tâm ý gửi biếu người thân, tiên tổ đã khuất.

Đốt vàng mã gửi biếu người thân dưới “suối vàng” (ảnh minh họa)

Đốt vàng mã gửi biếu người thân dưới “suối vàng” (ảnh minh họa)

Đốt vàng mã “người âm” không nhận được

Sự phi lý của việc đốt vàng mã

Tục lệ đốt vàng mã là do chúng ta tự tưởng tượng ra, bắt chước theo vua quan phong kiến Trung Quốc: khi vua chết, cung phi, mỹ nữ và vàng bạc, của cải đều được chôn sống theo. Nhưng với thường dân, họ không thể chôn người sống và vàng bạc thật như vậy nên nghĩ ra việc làm hình nhân thế mạng, tiền vàng, giấy giả để chôn theo. Sau đó thấy chôn như vậy thì tốn đất, nên đã sáng tạo ra cách đốt.

Như vậy, khi biết được nguồn gốc, bản chất của việc đốt vàng mã, chúng ta thấy việc đốt vàng mã để người âm nhận được rất phi lý.

Cõi âm không có trao đổi mua bán

Kinh Tạng Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh 3, Ngạ Quỷ Sự, Phẩm Con Rắn, Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường, Đức Phật có dạy:

Chốn kia không có cấy cày đâu,

Cũng chẳng hề nuôi súc vật nào,

Buôn bán như đây đều chẳng có,

Cũng không đổi vật lấy vàng trao.

Bên kia thế giới các vong linh

Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh,

Như nước đổ từ trên núi xuống,

Cúng dường nuôi ngạ quỷ thân tình.

Như vậy, việc vin vào quan niệm “trần sao âm vậy” để đốt vàng mã hoàn toàn không đúng. Trong cõi vong linh (ngạ quỷ) không có việc mua bán, trao đổi hay tiêu tiền, sử dụng tiền; mà họ thụ hưởng chủ yếu bằng phước báu. Khi họ có phước báu thì tự nhiên được ăn, được đầy đủ.

Hơn nữa, hàng năm, cả nước đốt trung bình khoảng 50.000 tấn vàng mã thay vì để giấy cho trẻ em nghèo đi học. Không những thế, nhiều gia đình, thậm chí cả khu chợ, cây xăng xảy ra hỏa hoạn vì đốt vàng mã. Tập tục này vừa khiến “người âm” không nhận được lại vừa lãng phí và gây nhiều hậu quả nguy hiểm.

Cửa hàng bán vàng mã tại Việt Nam (ảnh minh họa)

Cửa hàng bán vàng mã tại Việt Nam (ảnh minh họa)

Tại sao có trường hợp “người âm” lại đòi đốt vàng mã?

Mặc dù đốt vàng mã “người âm” không sử dụng được nhưng vẫn có gia chủ gặp giấc mơ “người âm” báo mộng đòi đốt vàng mã.

Nguyên nhân được lý giải là do tâm tưởng của những vong linh này đã quen với tập tục nhiều đời nhiều kiếp đốt vàng mã nên họ nghĩ rằng, mình sẽ bị thiếu thốn, đói khát nếu người thân không đốt cho. Tuy vậy, dẫu người thân có đốt vàng mã thì họ cũng không thể dùng được.

Bên cạnh đó, đây thường là những vong linh đói khổ, chưa chắc đã phải người thân, gia tiên nhà mình. Nếu chúng ta không hiểu đúng sự thật, mà thuận theo vong linh thì dễ bị dẫn dụ làm những việc không đúng, vô ích. Chúng ta biết chắc rằng: đốt vàng mã không đem lại lợi ích nên chúng ta không cần phải đốt.

Thay vì đốt vàng mã, chúng ta nên làm gì?

Về góc độ văn hóa, nếu chúng ta hiểu rõ đốt vàng mã như một hoạt động tri ân tiên tổ thì có thể đốt một chút để tâm cảm thấy thoải mái. Thế nhưng nếu đốt vàng mã mà để lại “di chứng” cho con cháu sau này với niềm tin sai lầm: đốt càng nhiều vàng mã thì các cụ nhận được càng nhiều tiền và phù hộ cho mình nhiều thì không đúng và không nên làm.

Cho nên, thay vì đốt vàng mã “gửi” người đã khuất, chúng ta có thể mua vải hay vật thực cúng dường chúng Tăng, hồi hướng phúc báu đó đến cho vong linh gia quyến nhà mình thì họ sẽ được quần áo, đồ ăn đầy đủ. Còn nếu không có phúc báu, dù chúng ta đốt vàng mã nhiều thế nào, các vong linh cũng không thể thụ hưởng được.

Cúng dường chư Tăng là việc làm lợi ích giúp cho người thân đã khuất được phúc báu bớt đói khổ

Cúng dường chư Tăng là việc làm lợi ích giúp cho người thân đã khuất được phúc báu bớt đói khổ

Qua bài viết, mong rằng các quý độc giả sẽ hiểu đúng về tập tục đốt vàng mã; từ đó chúng ta có thể thay đổi những việc làm vô ích, gây lãng phí từ tập tục này thành những việc làm thiện lành, sinh ra phúc báu để được an lành, hạnh phúc.