Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung được chia sẻ trong bài viết này.

Dùng dao đâm chết người phạm tội gì?

Điều 19 hiến pháp 2013 quy định: ” Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.“

Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự cũng quy định: ” 1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.“

Như vậy, quyền sống là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật ghi nhân và bảo hộ. Hành vi tước đoạt tính mạng trái pháp luật là một trong những hành vi vi phạm pháp luật có thể được xem xét dưới góc độ hình sự về các tội phạm khác nhau.

Người có hành vi dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể như:

Phạm tội cố ý gây thương tích (dẫn đến hậu quả làm chết người)

– Mặt khách thể: sức khỏe của người khác

– Mặt khách quan: đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất

+ Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: chết người

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý

– Mặt chủ thể: chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; còn đủ 16 tuổi trở lên thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi giết người được quy định trong Bộ luật Hình sự (Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Tội giết người

– Mặt khách thể: Xâm phạm tính mạng của người khác. Đối tượng tác động là con người đang sống với ý nghĩa là một thực thể tự nhiên

– Mặt khách quan: tội giết người là loại tội cấu thành tội phạm vật chất nên dấu hiệu khách quan bao gồm:

+ Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của người khác nghĩa là hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác chứa đựng khả năng thực tế gây ra chết người. Hành vi này có thể dưới dạng hành động: đâm, chém, bắn, bóp cổ,…còn có thể là dưới dạng không hành động như: không cho con mới đẻ bú dẫn đến bé chết.

+ Hậu quả: thông thường gây ra hậu quả trực tiếp làm người khác chết. Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý bao gồm cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn hậu quả chết người xảy ra nên cho dù hậu quả chết người chưa xảy ra do nguyên nhân khách quan thì vẫn định tội danh là giết người. Còn đối với lỗi cố ý gián tiếp, thì người phạm tội họ không mong muốn hậu quả xảy ra nên việc định tội tùy thuộc vào hậu quả xảy trên thực tế: nếu gây ra hậu quả chết người thì định tội danh là giết người; nếu không gây ra hậu quả chết người thì định tội danh là cố ý gây thương tích

– Mặt chủ thể: chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; còn đủ 16 tuổi trở lên thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích được quy định trong Bộ luật Hình sự (Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Như vậy, khi một người cầm dao đâm chết người có thể cấu thành tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích tùy thuộc vào hành vi phạm tội đã đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã quy định hay chưa.

Ngoài ra, trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô ý làm chết người.

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Tùy vào tình tiết cụ thể của vụ việc, người thực hiện hành vi đâm chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nhau, với tình tiết định khung khác nhau, có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác nhau dẫn đến hình phạt do Tòa án quyết định khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ quy định về khung hình phạt trong trường hợp dùng dao đâm chết người thỏa mãn tội cố ý gây thương tích (dẫn đến hậu quả làm chết người) và tội giết người theo Điều 134 và Điều 123 Bộ luật hình sự:

Khi nào dùng dao đâm chết người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi dùng dao đâm chết người tước đoạt đi tính mạng của cá nhân – khách thể được luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, người dùng dao đâm chết người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thỏa mãn các yếu tố khác cấu thành tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự (về chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan).

Ví dụ: Người 12 tuổi dùng dao đâm chết người.

Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Theo đó, người 12 tuổi chưa đủ điều kiện về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể là tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khi người này thực hiện hành vi dùng dao đâm chết người không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được. Tuy nhiên, người này phải chịu trách nhiệm hành chính tương ứng. Tùy vào mức độ hành vi, người này có thể bị áp dụng một trong hai biện là: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính:

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm? Quý độc giả có những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình tham khảo bài viết hãy liên hệ ngay tới Công ty Luật Hoàng Phi qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.