Sau Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Đây là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định rõ chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng đất dưới đáy lãnh hải như sau: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ của mình và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền gọi là lãnh hải”. Đây là lần đầu tiên lãnh hải của các quốc gia ven biển được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định có bề rộng không vượt quá 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Bạn đang xem: Quy định pháp lý của biên giới quốc gia trên biển
Xem thêm : 15 Cách tẩy kẹo cao su dính vào quần áo sạch như mới
Nếu như đường biên giới quốc gia trên đất liền được đánh dấu bằng các cột mốc quốc giới cụ thể thì đường biên giới quốc gia trên biển được công bố bằng các bản kê tọa độ địa lý của đường biên giới đó trong các hiệp ước phân định lãnh hải hay gián tiếp bằng các bản kê tọa độ địa lý các điểm của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp. Hải đồ và các bản kê tọa độ địa lý các điểm này phải được công bố theo đúng thủ tục và gửi Liên hợp quốc để lưu chiểu. Tàu thuyền nước ngoài được phép “đi qua vô hại” trong vùng lãnh hải. Tàu thuyền và máy bay được phép “đi quá cảnh” qua các dải hẹp, eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Đối với Việt Nam, Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ nêu rõ: ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và các quốc gia liên quan.
Xem thêm : Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình?
Việt Nam xác định biên giới quốc gia trên biển hoàn toàn phù hợp với quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và thông lệ quốc tế tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ chủ quyền, quản lý và phát triển các ngành kinh tế biển.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp