Lạng lách đánh võng là một hành vi đi xe nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chính người điều khiển và cả những người tham gia giao thông khác trên đường bộ. Chính vì vậy mà pháp luật đã dành ra những quy định riêng về chế tài cho hành vi này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được lạng lách đánh võng phạt bao nhiêu tiền cho nên vẫn còn thờ ơ, vi phạm vào các quy định của pháp luật.
Trong bài viết này, Luật Quang Huy xin cung cấp tới bạn thông tin về vấn đề lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền đối với cả xe máy và xe ô tô theo quy định của pháp luật để bạn nắm rõ hơn về vấn đề này:
Bạn đang xem: Pháp luật quy định lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền?
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
2. Mức xử phạt lỗi xe máy lạng lách đánh võng
Hiện nay, việc đua xe lạng lách đánh võng hay học sinh lạng lách đánh võng vẫn còn diễn ra rất phổ biến, gây lo ngại cho những người tham gia giao thông khác trên đường vì hành vi này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của họ. Đối với vấn đề này, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đưa ra các mức xử phạt nhằm hạn chế vi phạm lỗi lạng lách đánh võng, cụ thể:
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Như vậy, nếu người điều khiển xe máy trên đường mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà mà “gây tai nạn giao thông” hoặc “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ”: Khoản 9 và điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xem thêm : Bánh đa trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh đa trộn không béo
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Như vậy, đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
lạng lách đánh võng
3. Mức xử phạt lỗi xe ô tô lạng lách đánh võng
Tuy không bất cập như xe máy những việc ô tô có hành vi lạng lách, đánh võng cũng đang diễn ra vô cùng phức tạp. Thậm chí còn có tình trạng xe khách lạng lách đánh võng, gây ảnh hưởng đến sự an nguy của hành khách trên xe. Chính vì vậy, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đưa ra những quy định như sau:
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
Ngoài ra, liên quan về vấn đề này, điểm c và điểm d Khoản 11 Điều 5 Nghị định trên quy định:
Xem thêm : Nước yến sanest có thực sự tốt không?
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Lỗi lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu
Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện ô tô mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng trong trường hợp vi phạm lần đầu; nếu tái phạm thì thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là từ 03 tháng đến 05 tháng.
- Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ” hoặc “gây tai nạn giao thông”: Khoản 9 và điểm d Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
Xem thêm : Nước yến sanest có thực sự tốt không?
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Như vậy, trường hợp này người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề lạng lách đánh võng theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật giao thông qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng ./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp