Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là?

Câu hỏi:

Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là?

A. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0

B. Kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6)

C. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12)

D. Kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6)

Đáp án đúng C.

Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12), là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến kinh 1800 Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là C do:

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau đó là giờ địa phương.

Giờ địa phương không thuận tiện trong cuộc sống xã hội do đó người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thóng nhất một mũi giờ đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GTM (Greenwwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Trong thực tế ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia. Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một số khác lại chia ra nhiều múi giờ ví dụ Liên Bang Nga có 10 múi giờ, Ca-na-da có 6 múi giờ.

Theo cách tính giờ múi trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại 1 ngày lịch còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm 1 ngày lịch.