MICRO_2_C1_21: Quy luật chi phí cơ hội tăng dần được giải thích tốt nhất bằng: ○ Chỉ hiệu suất giảm dần ● Hiệu suất giảm dần cùng với sự khác nhau trong cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai của các hàng hóa ○ Các trữ lượng mỏ khoáng sản bị cạn kiệt ○ Lạm phát ○ Sự khan hiếm của các tài nguyên kinh tế
MICRO_2_C1_22: Đường giới hạn khả năng sản xuất tuyến tính cho thấy: ○ Hiệu suất tăng theo quy mô ○ Hiệu suất giảm theo quy mô ○ Việc sản xuất các hàng hóa khác nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ● Việc sản xuất các hàng hóa giống nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ○ Không câu nào đúng
Bạn đang xem: 342 câu trắc nghiệm Kinh tế vi mô – P1
MICRO_2_C1_23: Đường giới hạn khả năng sản xuất lồi so với gốc tọa độ biểu thị: ● Hiệu suất tăng theo quy mô ○ Hiệu suất giảm theo quy mô ○ Việc sản xuất các hàng hóa khác nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ○ Việc sản xuất các hàng hóa giống nhau về cường độ sử dụng lao động hoặc cường độ sử dụng đất đai ○ Không câu nào đúng
Xem thêm : Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực đông dân cư – Bộ đề 600 câu
MICRO_2_C1_24: Khi vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất phải giữ nguyên yếu tố nào trong các yếu tố sau: ● Tổng tài nguyên ○ Tổng số lượng tiền ○ Các mức giá ○ Sự phân bổ các tài nguyên cho các mục đích sử dụng khác nhau ○ Số lượng một hàng hóa
MICRO_2_C1_25: Quy luật chi phí cơ hội tăng dần biểu thị: ○ Công đoàn đẩy mức tiền công danh nghĩa lên ○ Chính phủ chi quá nhiều gây ra lạm phát ● Xã hội phải hy sinh những lượng ngày càng tăng của hàng hóa này để đạt được thêm những lượng bằng nhau của hàng hóa khác. ○ Xã hội không thể ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất ○ Mỗi thập kỷ qua đi các mỏ cần phải khai thác sâu hơn
MICRO_2_C1_26: Quy luật chi phí cơ hội tăng dần phù hợp với: ○ Đường giới hạn khả năng sản xuất đi từ tây bắc sang đông nam ○ Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm so với gốc tọa độ ○ Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Đường giới hạn khả năng sản xuất có độ dốc thay đổi ● Tất cả đều đúng
MICRO_2_C1_27: Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế dịch chuyển ra ngoài do các yêu tố sau. Sự giải thích nào là sai, nếu có? ○ Chi tiêu vào các nhà máy và thiết bị mới thường xuyên được thực hiện ○ Dân số tăng ○ Tìm ra các phương pháp sản xuất tốt hơn ○ Tìm thấy các mỏ dầu mới ● Tiêu dùng tăng
Xem thêm : Vì sao kim loại dẫn điện tốt? | Ứng dụng của kim loại
MICRO_2_C1_28: Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do: ○ Thất nghiệp ○ Lạm phát ● Những thay đổi trong công nghệ sản xuất ○ Những thay đổi trong kết hợp hàng hóa sản xuất ra ○ Những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng
MICRO_2_C1_29: Một nền kinh tế có thể hoạt động ở phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất của nó do các nguyên nhân sau. Nguyên nhân nào là không đúng? ○ Độc quyền ○ Thất nghiệp ○ Sự thay đổi chính trị ● Sản xuất hàng quốc phòng ○ Sự thất bại của hệ thống giá
MICRO_2_C1_30: Nhân dân biểu quyết cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhưng hiệu quả kinh tế không khá hơn. Điều này sẽ: ○ Làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra phía ngoài ○ Làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất vào phía trong ○ làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất bớt cong ● Chuyển xã hội đến một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất có nhiều hàng hóa cá nhân hơn và ít hàng hóa công cộng hơn ○ Không câu nào đúng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp