Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?

3. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là có phải dị tật không? Có nguy hiểm không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là một dị tật bẩm sinh, trong đó các xương trong hộp sọ của trẻ liên kết với nhau quá sớm. Điều này xảy ra trước khi não của em bé được hình thành đầy đủ.

Hầu như đường gờ khớp sọ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và có thể tự lành lại. Nhưng, vẫn có một số ít trường hợp đường gờ bất bình thường, gây ra nhiều biến chứng và cần đến phẫu thuật.

3.1 Dính đường khớp sọ 1 bên

Tật này liên quan đến đường khớp sọ bắt đầu từ tai và đi vào khớp dọc. Khi bị đóng đường khớp sọ sớm sẽ dẫn đến tình trạng tật đầu méo, có thể khiến trán bị dẹt một bên, sọ và mũi bị lệch một bên, hốc mắt bên khớp dính bị kéo lên.

3.2 Dính đường khớp vành 2 bên

Tình trạng này xảy ra khi cả 2 bên trái phải của đường khớp vành bị dính, gây ra tật đầu ngắn và rộng, trán và cung mày bị dẹt, nâng lên và lõm vào trong.

3.3 Dị tật dính đường khớp dọc

Đây là loại dị tật phổ biến nhất liên quan đến đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh. Loại tật này là do hộp sọ không mở rộng sang 2 bên nên phải phát triển về phía trước hoặc phía sau khiến cho đầu biến dạng thành hình thuyền, dài và hẹp ngang.

3.4 Dính đường khớp trán

Đầu của em bé bị dính đường khớp trán sẽ có trán nhọn, 2 mắt quá gần nhau, hộp sọ hình tam giác và đặc biệt là đường gờ nổi cao giữa trán.

3.5 Dính đường khớp lăm-đa

Tật này là tật méo đầu do tư thế và được đánh giá là nguy hiểm nhất trong các tật dính khớp sọ sớm. Trẻ bị tật dính đường khớp lăm-đa sẽ bị méo một bên sau của đầu, tai lệch ra phía sau và xương chủm bị nhô ra.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Sinh trắc học vân tay là gì? Bố mẹ nên tìm hiểu để định hướng cho con

4. Phòng ngừa tật đường khớp sọ ở trẻ sơ sinh

Dù tỷ lệ mắc các biến chứng do đường gờ đầu trên đầu trẻ sơ sinh gây ra rất thấp; cha mẹ cũng không nên chủ quan. Biện pháp tốt nhất chính là hạn chế tỷ lệ trẻ có gờ đầu từ lúc mang thai.

Nếu mẹ đang mang thai hoặc phụ nữ có ý định mang thai, hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây để giúp cho con khỏe mạnh cũng như trang bị thêm kiến thức:

  • Khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai: Mẹ cần theo dõi tình trạng thai và đi khám thai định kỳ đầy đủ. Việc khám thai định kỳ sẽ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời trong mọi tình huống.
  • Tiêm chủng trong thời gian mang thai: Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Tự bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh thông thường có thể giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thai kỳ: DHA, canxi và đặc biệt là sắt và axit folic cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ. Có đầy đủ dưỡng chất, thai nhi sẽ hạn chế được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, có đủ tiền đề để phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Tóm lại, đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh nhưng không quá đáng lo ngại. Hầu như đường gờ khớp sọ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và có thể tự lành lại. Cha mẹ đừng nên quá lo lắng nhé mà hãy chăm sóc bé thật tốt để trẻ phát triển toàn diện.