Sau thời gian giãn cách xã hội của đại dịch Covid-19, mọi người bắt đầu có xu hướng tìm kiếm các công việc online hoặc làm việc từ xa. Việc gia tăng thời gian làm việc ở nhà đòi hỏi các thiết bị điện phải hoạt động nhiều hơn và hóa đơn tiền điện cũng sẽ tăng. Vì vậy, cùng ngân hàng số Timo khám phá 14 cách tiết kiệm điện trong gia đình khi làm việc tại nhà để giảm thiểu điện năng hiệu quả nhé.
- Mục đích chủ yếu của việc nâng cấp các cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ là?
- Lời chúc Ngày Quốc tế Đàn ông 19/11 hay, ý nghĩa và chân thành nhất
- Bảng màu nhuộm tóc không cần tẩy dành cho nam, nữ
- Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn không phả
- Lý thuyết Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng – Toán 11 Kết nối trí thức
>> Xem thêm: Hưởng ưu đãi đặc quyền khi trở thành khách hàng Timo Signature
Bạn đang xem: 14 cách tiết kiệm điện trong gia đình khi làm việc tại nhà
1. Tắt các thiết bị điện khi không còn sử dụng
Đây là cách thức đơn giản nhất để cắt giảm hoá đơn tiền điện. Tắt các thiết bị điện không còn sử dụng được đưa vào văn hoá của nhiều công ty và trở thành các bài học thực hành cho học sinh. Cách này không chỉ giúp tiết kiệm tiền điện mà còn giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị điện của bạn. Bạn hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như: tắt bớt đèn khi trời sáng, tắt laptop khi đã làm việc xong,… để sử dụng các thiết bị điện có trách nhiệm hơn.
2. Rút phích cắm ra khỏi ổ ngay cả khi không sử dụng thiết bị điện
Có một sự thật rằng, các thiết bị điện tử ngay cả khi đã tắt đều tiêu tốn một lượng điện năng nhất định. Các bộ sạc pin, máy sấy tóc không sử dụng nhưng không rút ra đều làm hao tổn điện năng. Mặc dù, điện năng tiêu tốn tại thời điểm đó không cao nhưng xét về lâu về dài, số tiền bạn phải bỏ ra cũng không hề nhỏ.
Để hạn chế điều này, bạn hãy học thói quen rút nguồn tất cả các thiết bị mà bạn không còn sử dụng. Bao gồm cả những đồ vật mà chúng ta ít để ý tới như laptop, smartphone, quạt điện tử, lò vi sóng hoặc những thiết bị có bộ đếm giờ nói chung.
>> Xem thêm: Tra Cứu & Cách Đóng Tiền Điện Online Qua Điện Thoại
3. Vệ sinh thiết bị sử dụng lâu ngày
Vệ sinh các thiết bị sử dụng lâu ngày là điều điều cần thiết để giảm tiêu thụ điện năng. Đặc biệt, đối với quạt, điều hoà hoặc các thiết bị đặt ở nơi có nhiều bụi thì phần lưới lọc sẽ nhanh chóng bám bẩn, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt và gió. Khi đó, các thiết bị này buộc phải tăng công suất để đảm bảo hoạt động làm mát. Vì thế mà gây ra lãng phí điện. Vậy nên, việc bảo trì, vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
>> Xem thêm: Cách tính Giá Điện Sinh Hoạt
4. Dùng quạt trần thay thế cho điều hòa
Quạt trần có đủ khả năng làm mát không khí trong một không gian rộng nhưng chỉ tiêu tốn 10% lượng điện năng so với điều hòa. Vậy nên, nếu không thật sự cần thiết, bạn có thể sử dụng quạt trần để làm mát thay vì điều hoà. Đây cũng là một cách tiết kiệm điện trong gia đình.
5. Sử dụng các sản phẩm có công nghệ tiết kiệm điện Inverter
Xem thêm : Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
Công nghệ Inverter được ứng dụng để kiểm soát công suất thiết bị nhằm giảm hao phí năng lượng không đáng có. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất sử dụng công nghệ này. Vì vậy, trước khi chọn mua máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt,… bạn nên lưu ý chọn mua sản phẩm có ứng dụng công nghệ này.
Mỗi sản phẩm sẽ có nhãn năng lượng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ. Dựa vào những thông số ghi trên nhãn thiết bị, bạn có thể dễ dàng đưa ra so sánh, lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm điện phù hợp với gia đình. Những sản phẩm được dán nhãn này có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn những sản phẩm cùng loại.
6. Sử dụng bóng đèn LED hoặc đèn huỳnh quang để tiết kiệm điện
Thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn LED là một trong những giải pháp thông minh để tiết kiệm điện. Nếu đèn sợi đốt chỉ dùng 5% năng lượng để chiếu sáng thì đèn LED tiết kiệm được khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ cao hơn gấp 25 lần. Đồng thời, chiếu sáng bằng vật liệu bán dẫn sẽ thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện hơn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đèn LED với mẫu mã và kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu người dùng. Vì mắt thường không thể xác định được lượng ánh sáng cần thiết cho mắt nên tốt nhất, bạn nên thay bóng sau 2-3 năm sử dụng.
>> Xem thêm: Tại sao tôi nên dùng ngân hàng số Timo?
7. Tận dụng nguồn sáng và nguồn gió tự nhiên
Năng lượng gió và năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch và vô tận. Hiện nay, rất nhiều gia đình đã lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nó không chỉ giảm tối đa chi phí sử dụng điện cho gia đình mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc này sẽ giúp giảm gánh nặng sản xuất điện cho các nhà máy. Nhờ đó mà bạn đã góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.
Khi ở nhà, bạn nên mở cửa sổ sớm đón gió và nguồn ánh sáng tự nhiên để căn phòng thông thoáng thay vì mở đèn điện và điều hòa. Hơn nữa, việc tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên, đặc biệt vào buổi sáng, rất có lợi cho sức khỏe và tinh thần.
>> Xem thêm: Mẹo tiết kiệm điện trong những ngày nóng “kỷ lục”
8. Chọn thiết bị điện thông minh
Đây là thiết bị được kết nối với smartphone qua wifi, giúp bạn bật tắt các thiết bị điện trong nhà dễ dàng dù ở bất kỳ nơi nào. Với thiết bị này, bạn có thể thiết lập chế độ tự động tắt mở thiết bị điện. Nhờ đó, bạn sẽ không còn phải lo lắng khi ra ngoài mà quên tắt điện. Thêm vào đó, thiết bị thông minh có thể thông báo tình trạng tiêu thụ và ước tính số tiền mà bạn phải trả trong tháng.
Xem thêm : Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là gì?
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cách tiết kiệm điện trong gia đình khác. Đó là lắp các thiết bị cảm biến chuyển động. Chúng sẽ tự động mở khi có người đến gần và tắt khi người đi khỏi khoảng cách quy định.
9. Sử dụng công cụ giám sát các thiết bị điện
Công cụ này được thiết kế với mục đích kiểm soát việc sử dụng điện trong gia đình tốt hơn. Bằng cách giám sát các thiết bị điện, công cụ này sẽ nhắc nhở người dùng những thiết bị mà họ quên tắt. Đồng thời, công cụ sẽ thông báo lượng điện năng mà các thiết bị đã tiêu thụ cũng như phát hiện thiết bị nào đang “ngốn” nhiều năng lượng nhất. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng ước tính tiền điện và điều chỉnh thói quen sử dụng điện của mình.
10. Không nên để thiết bị điện ở trạng thái chờ
Chúng ta thường cho rằng thiết bị ở trạng thái chờ sẽ tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, thực tế, chúng vẫn có thể chiếm hơn 10% tổng năng lượng tiêu thụ điện. Chính vì vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng thiết bị trong một thời gian dài, tốt hơn hết là bạn nên tắt hẳn thiết bị thay vì để chế độ chờ.
11. Thay các thiết bị điện đã cũ
Một trong những cách tiết kiệm điện hiệu quả mà mọi người thường bỏ qua chính là sử dụng đồ điện mới. Các thiết bị điện đã cũ hoặc hoạt động không hiệu quả có thể đang âm thầm tiêu tốn rất nhiều điện năng mà bạn không biết. Bạn nên dành thời gian kiểm tra và thay thế các thiết bị đã sử dụng lâu ngày bằng các thiết bị mới được thiết kế có tính năng tiết kiệm điện. Điều này không chỉ làm giảm lượng khí carbon thải ra mà giúp bạn còn tiết kiệm các chi phí sửa chữa, cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng.
12. Giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm
Khoảng thời gian từ 9 giờ 30 – 11 giờ 30 và 17 giờ – 20 giờ được xem là khoảng thời gian cao điểm. Trong thời gian này, các hộ gia đình chỉ nên sử dụng những thiết bị cần thiết và những thiết bị tiết kiệm điện. Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn cùng lúc để giảm nguy cơ gây hỏng thiết bị hoặc xảy ra sự cố cháy nổ. Chưa kể việc sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ khiến hóa đơn tiền điện của bạn tăng cao.
Việc này không chỉ giúp nguồn điện duy trì trạng thái ổn định, nâng cao chất lượng điện, mà còn tăng hiệu suất kinh doanh, sản xuất, bảo đảm sinh hoạt của người dân.
13. Điều chỉnh dòng nước của vòi sen
Đây là một trong những cách tiết kiệm điện phù hợp cho những gia đình thường sử dụng vòi sen. Bạn nên điều chỉnh chế độ nước thành tia nhỏ và tốc độ nước chậm. Tắm trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút có thể giúp tiết kiệm lượng điện đáng kể.
14. Cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh
Có nhiều cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh mà bạn dễ dàng thực hiện như:
- Đặt tủ lạnh ở nơi khô thoáng, cách tường khoảng 10cm. Đồng thời, tủ lạnh nên tránh xa các nguồn điện khác như bếp điện, lò sưởi,…
- Không đóng mở tủ lạnh nhiều lần.
- Nên thao tác mở, đóng tủ lạnh càng nhanh càng tốt.
- Không cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Bởi vì điều này vừa khiến cho tủ lạnh phải thiết lập lại nhiệt độ lạnh, vừa khiến tủ lạnh mau hỏng.
- Điều chỉnh độ lạnh ở mức phù hợp.
- Hạn chế chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định.
- Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra để kịp thời phát hiện các lỗi như: hở điện, đóng cửa tủ lạnh không kín,…
Trên đây là những chia sẻ của Timo về cách tiết kiệm điện trong gia đình. Áp dụng đồng thời các cách này có thể giúp hóa đơn tiền điện của bạn giảm đáng kể để có tiền nhàn rỗi. Và sau đó, bạn có thể tìm kênh đầu tư tiền nhàn rỗi phù hợp để tăng thu nhập thụ động. Đừng quên sử dụng hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo để phân chia thu nhập hiệu quả nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp