Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3 ra Fe2O3 thuộc loại phản ứng phân hủy đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe(OH)3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
1. Phương trình hoá học của phản ứng Fe(OH)3 ra Fe2O3
2Fe(OH)3 →to Fe2O3 + 3H2O
Phản ứng này còn được gọi là phản ứng nhiệt phân.
2. Điều kiện phản ứng Fe(OH)3 ra Fe2O3
– Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ cao.
3. Dấu hiệu nhận biết xảy ra phản ứng Fe(OH)3 ra Fe2O3
– Có hơi nước thoát ra, khối lượng chất rắn thu được giảm so với khối lượng chất rắn ban đầu.
4. Cân bằng phản ứng Fe(OH)3 ra Fe2O3
– Viết sơ đồ phản ứng:
Fe(OH)3 −−−−−→toFe2O3 + H2O
– Làm chẵn số nguyên tử Fe ở vế trái bằng cách thêm hệ số 2 vào trước Fe(OH)3:
2Fe(OH)3 −−−−−→toFe2O3 + H2O
– Để số nguyên tử O và số nguyên tử H ở hai vế cân bằng thêm hệ số 3 vào trước H2O:
2Fe(OH)3 −−−−−→toFe2O3 + 3H2O
– Phương trình hoá học:
2Fe(OH)3 →to Fe2O3 + 3H2O
5. Mở rộng kiến thức về sắt(III) hidroxit Fe(OH)3
– Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt(III). Ví dụ:
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
– Điều chế sắt(III) hiđroxit bằng cáchcho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt(III).
Ví dụ:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A. H2S. B. AgNO3. C. NaOH. D. NaCl.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Câu 2: Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách:
A.Cho Fe2O3 tác dụng với H2O
B. Cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ
C. Cho muối sắt(III) tác dụng axit mạnh
D. Cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOH dư
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách Cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOH dư
FeCl3 + 3NaOH dư → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Giá trị của m là
Xem thêm : Ý nghĩa số Chủ đạo 3 trong Thần số học
A. 42,8 gam
B. 43,2 gam
C. 44,5 gam
D. 45,1 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Số mol của Fe2O3 là: nFe2O3=32160 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
2Fe→toFe2O3+3H2O0,4 0,2 (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có nFe(OH)3= 0,4 mol
Vậy khối lượng của Fe(OH)3 cần tìm là: m = 0,4.107 = 42,8 gam.
Câu 4: Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ?
A. Cho dung dịch KOH phản ứng với dung dịch H2SO4
B. Cho dung dịch NaOH dư phản ứng với SO2
C. Nung nóng Fe(OH)3
D. Cho dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
2Fe(OH)3 →toFe2O3 + 3H2O
Oxit bazơ: Fe2O3.
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch FeCl2 0,2M thu được m gam kết tủa.Giá trị của m làA. 0,9.
B. 3,6.
C. 1,8.
D. 0,45.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
nNaOH=0,02 mol; nFeCl2=0,04 mol
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl
→n↓=12nNaOH=0,01 mol
→m↓=0,01.90=0,9 gam
Câu 6: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
A. Pb(OH)2
B. Al(OH)3
C. Fe(OH)3
D. Zn(OH)2
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Fe(OH)3 không phải hiđroxit lưỡng tính.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư?
Xem thêm : TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG
A. Xuất hiện kết tủa trắng không tan
B. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết
C. Xuất hiện kết tủa xanh sau đó tan hết
D. Có khí mùi xốc bay ra
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư thì xuất hiện kết tủa sau kết tủa tan dần
ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + Na2SO4
Zn(OH)2↓ + 2NaOH → Na2[Zn(OH)4]
Câu 8: Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut ?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro và phân li ra H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
A sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.
B sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
C đúng.
D sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-→ Phải có nhóm -OH.
Câu 9: Các hiđroxit lưỡng tính
A. Có tính axit mạnh, tính bazơ yếu
B. Có tính axit yếu, tính bazơ mạnh
C. Có tính axit mạnh, tính bazơ mạnh
D. Có tính axit và tính bazơ yếu
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Các hiđroxit lưỡng tính thì có tính axit và bazơ yếu.
Câu 10: Phương trình H++OH−→H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình sau:
A. NaOH + NaHCO3→ Na2CO3 + H2O
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. H2SO4 + BaCl2→ BaSO4 + 2HCl
D. 3HCl + Fe(OH)3→ FeCl3 + 3H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phản ứng có phương trình ion H++OH−→H2O
→ Phản ứng trung hòa axit với bazơ tan sinh ra muối tan và nước.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3+ 3H2O
- 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
- Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
- Fe(OH)3 + 3HI → FeI3 + 3H2O
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp