Nhiệt phân Fe(OH)3: Phương trình hóa học và bài tập vận dụng

Nhiệt phân Fe(OH)3 ra Fe2O3 là một trong những phản ứng hóa học xuất hiện trong chương trình học phổ thông. Trong nội dung bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phương trình hóa học, điều kiện phản ứng và bài tập vận dụng khi nhiệt phân sắt (III) hidroxit nhé.

Nhiệt phân Fe(OH)3
Nhiệt phân Fe(OH)3

Phương trình nhiệt phân Fe(OH)3

Khi nhiệt phân sắt III hidroxit thì ta có phương trình phản ứng hóa học như sau:

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Như vậy, với các bazơ không tan như Fe(OH)3 thì dễ bị phân hủy bởi nhiệt để tạo thành oxit và nước.

Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3

Để phản ứng xảy ra thì cần có nhiệt độ

Các tính chất của Fe(OH)3

Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3 là một hidroxit tạo bởi Fe3+ và nhóm OH. Tồn tại ở trạng thái rắn, có màu nâu đỏ và không tan trong nước.

Sắt (III) hidroxit kết tủa màu nâu đỏ
Sắt (III) hidroxit kết tủa màu nâu đỏ

Fe(OH)3 có các tính chất hóa học như sau:

Fe(OH)3 bị nhiệt phân

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Fe(OH)3 tác dụng với axit

Ví dụ:

Fe(OH)3+ 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

Cách điều chế Fe(OH)3

Để điều chế Fe(OH)3 thì bạn cho dung dịch bazơ vào dung dịch muối sắt (III).

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

Ví dụ:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2

Bài tập về nhiệt phân Fe(OH)3

Một số bài tập tham khảo liên quan đến phản ứng nhiệt phân sắt (III) hidroxit:

Bài 1. Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước?

A. Ca(OH)2.

B. Ba(OH)2.

C. KOH.

D. Fe(OH)3.

Đáp án D

Bài 2. Dãy bazơ nào sau đây bị phân hủy bởi nhiệt?

A. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.

B. Ba(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3.

C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.

Đáp án C

Các bazơ không tan sẽ bị nhiệt phân hủy. Các phương trình phản ứng:

Cu(OH)2 → CuO + H2O

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Mg(OH)2 → MgO + H2O

Zn(OH)2 → ZnO + H2O

Các hidroxit không tin dễ bị nhiệt phân hủy
Các hidroxit không tin dễ bị nhiệt phân hủy

Bài 3. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch X thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là chất nào sau đây?

A. H2S.

B. AgNO3.

C. NaOH.

D. NaCl.

Đáp án C

Phương trình hóa học: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Bài 4. Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách nào?

A. Cho Fe2O3 tác dụng với H2O

B. Cho muối sắt(III) tác dụng axit mạnh

C. Cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ

D. Cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOH dư

Đáp án D

Điều chế Fe(OH)3 bằng cách cho muối sắt (III) tác dụng dung dịch NaOH dư

Ví dụ:

FeCl3 + 3NaOH dư → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Bài 5: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 42,8 gam

B. 43,2 gam

C. 44,5 gam

D. 45,1 gam

Đáp án A

Phương trình hóa học nhiệt phân Fe(OH)3:

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Số mol của Fe2O3 là: nFe2O3 = 32/160 = 0.2 mol

Theo phương trình hóa học:

nFe(OH)3 = 2nFe2O3 = 0.4 mol

Khối lượng Fe(OH)3 bị nhiệt phân là: m = 0.4 x 107 = 42.8 gam

Bài 6. Chỉ dùng nước thì có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:

A. Zn(OH)2

B. Fe(OH)3

C. KOH

D. Al(OH)3

Đáp án: C

KOH tan trong nước, các chất còn lại không tan trong nước.

Trên đây là những thông tin về phương trình hóa học, điều kiện phản ứng và bài tập vận dụng về nhiệt phân Fe(OH)3. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức thú vị về môn Hóa học.