Gác chân lên tường (hay được gọi là Viparita Karani) là một tư thế trong các bài tập yoga phục hồi (yoga restorative). Tư thế dễ thực hiện này mang lại rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe mà người tập cũng không cần khởi động hoặc chuẩn bị gì trước đó.
- Cách rút tiền ATM không lo bị nuốt thẻ, áp dụng tất cả cây ATM
- Máy móc hay con người tạo ra giá trị?
- Những câu ca dao tục ngữ nói về con người và xã hội hay nhất
- Nguyễn Nhật Ánh: Phim ‘Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh’ là thành công của Victor Vũ
- Cách tính tiền thai sản cho giáo viên thế nào từ 1/7/2023?
Để thực hiện tư thế gác chân lên tường, người tập không cần sự trợ giúp của bất cứ dụng cụ nào, thay vào đó chỉ cần nằm ngửa, sau đó đưa mông sát tường và đưa thẳng chân lên. Nếu cảm thấy không thoải mái, người tập có thể sử dụng thêm 1 miếng đệm mềm lót dưới mông, 1 tấm chăn lót dưới đầu và 1 dây đeo quanh đùi.
Bạn đang xem: Gác chân lên tường bị tê chân có sao không?
Tư thế gác chân lên tường mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như sau:
- Tăng cường giải độc: Động tác giơ cao chân sẽ kích thích quá trình trao đổi chất, tăng lưu thông máu đến các cơ quan (như gan, thận) và tạo ra phản ứng đào thải độc tố rất mạnh;
- Cải thiện làn da: Khi gác chân lên tường, quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra nhanh hơn, đồng thời thân nhiệt tăng lên, kích thích bài tiết mồ hôi, từ đó mở rộng các lỗ chân lông và tăng cường đào thải các chất độc hại ra ngoài. Do đó làn da dần dần thay đổi theo chiều hướng tích cực, trở nên trẻ hơn sau mỗi lần tập;
- Phòng ngừa táo bón, kích thích tiêu hóa: Khi chân giơ cao, cơ thể có rất nhiều thay đổi tích cực, tăng nhu động đường tiêu hóa, từ đó giúp phòng ngừa táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý gan và đường ruột;
- Cải thiện tâm trạng, hạ đường huyết: Theo Đông y, lách là cơ quan có mối liên hệ trực tiếp với tay chân. Do đó, khi gác chân lên cao sẽ kích thích lách hoạt động mạnh hơn, qua đó giúp ổn định đường huyết, cải thiện chức năng của tỳ vị. Tâm trạng của người bệnh phần nào cũng ổn định, cân bằng, bình tĩnh hơn;
- Giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ: Theo Đông y, động tác gác chân lên tường trước khi ngủ giúp người tập có một giấc ngủ chất lượng. Ngay từ khi giơ chân lên cao, áp lực trong não đã giảm xuống nhanh chóng, từ đó giải trừ những căng thẳng, lo lắng và cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng;
- Giảm gánh nặng cho phổi: Khi thực hiện động tác yoga này, vùng đan điền cũng sẽ được tập luyện và tăng cường cung cấp oxy cho phổi, từ đó hỗ trợ giảm gánh nặng và tăng cường chức năng cho phổi;
- Bảo vệ cột sống, phòng ngừa thoái hóa khớp: Khi gác chân thẳng đường lên tường, vùng cột sống thắt lưng sẽ được giữ ở trạng thái bằng phẳng và ổn định, đồng thời cơ bắp toàn thân có sự đàn hồi linh hoạt, khí huyết lưu thông thuận lợi, bảo trì chức năng các khớp. Kết quả là phục hồi phục chức năng thần kinh vùng cột sống và xương chậu, bảo vệ cột sống và phòng ngừa thoái hóa;
Xem thêm : Sổ đỏ giả có công chứng được không?
Ngoài ra, một số lợi ích khác của tư thế gác chân lên tường như giúp cải thiện tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, buồn nôn, giãn tĩnh mạch; Giúp chân có thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động thể chất suốt một ngày; Cân bằng nội tiết tố;
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp