Trong thùng gạo của nhiều gia đình, thi thoảng để lâu sẽ xuất hiện mọt gạo, đây là một loại côn trùng gây hại cho ngũ cốc. Trong quá trình sản xuất và chế biến ngũ cốc, để giữ lại nhiều chất dinh dưỡng trong đó, quy trình chế biến thường tương đối đơn giản, tuy có thể tiêu diệt côn trùng trưởng thành nhưng đôi khi lại tạo điều kiện cho trứng ký sinh trong hạt gạo.
May mắn là độ ẩm trong gạo không cao, trong điều kiện bình thường sẽ không có côn trùng. Thế nhưng, chỉ cần ẩm hơn một chút, thùng gạo sẽ trở thành thiên đường cho ấu trùng mọt gạo phát triển, các chất dinh dưỡng trong gạo sẽ trở thành chất nuôi dưỡng chúng.
Bạn đang xem: Gạo có mọt còn ăn được không? Chuyên gia giải đáp
Nói chung, mọt gạo là loài gây hại, đe dọa các loại ngũ cốc, khi tìm được nơi thích hợp, chúng sẽ đục khoét dần hạt gạo và đẻ trứng vào đó, hạt bị hại chủ yếu là gạo, bột mì, lúa mì, kê, cao lương…
Mọt gạo. Ảnh minh họa.
Xem thêm : Cách tính múi giờ đơn giản và 5 sự thật thú vị về múi giờ trên trái đất
Vậy mọt gạo có đáng sợ không? Gạo bị mọt gạo xâm chiếm còn ăn được không? Có độc không?
Mặc dù các loại côn trùng nhỏ xuất hiện trong ngũ cốc như mọt gạo có thể gây hại cho thực phẩm, nhưng hầu hết các loại côn trùng nhỏ này sẽ không gây nguy hiểm như cắn hoặc lây bệnh cho người.
Đối với mọt gạo, ngay cả khi con người ăn phải chúng thì cũng không bị đe dọa đến sức khỏe. Điều cần lưu ý là nếu gạo có quá nhiều bọ gạo trưởng thành thì sẽ sinh ra chất tiết benzoquinone, chất này có hại cho cơ thể nên nếu gạo bị vón cục và biến chất thì không nên tiếp tục ăn.
Gạo có mọt vẫn có thể ăn. Ảnh minh họa.
Xem thêm : Xe máy chạy sai làn đường phạt bao nhiêu?
Theo các chuyên gia sức khỏe, hiện tượng gạo có mọt gạo là bình thường, trong hầu hết các trường hợp, gạo bị mọt xâm nhập vẫn có thể ăn được.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, nếu gạo đã bị mốc, biến chất và vón cục, cộng thêm sự xuất hiện của mọt gạo thì bạn tuyệt đối không được ăn. Lúc này, gạo đã có thể chứa aflatoxin, dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể sau khi ăn.
Đối với gạo bị mọt thông thường, nên nhặt sạch mọt gạo và chất thải trao đổi chất của chúng, vo gạo nhiều lần cho sạch, không cần quá lãng phí. Có thể nói, dù công nghệ xử lý hạt gạo có tiên tiến đến đâu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng côn trùng phá hoại, chúng ta cần phải nhìn nhận nó một cách hợp lý.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn (Nguồn video: THĐT)
Kiều Dụ (Theo SH)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp