Hậu quả của già hóa dân số

Nguyên nhân dẫn đến già hóa dân số:

– Chênh lệch tỉ lệ sinh tử:

Kinh tế đang trên đà phát triển, điều kiện sống của người dẫn đã được tốt lên rất nhiều nên tuổi thọ tăng cao, tỉ lệ sinh lại giảm đi do giới trẻ ngày nay có xu hướng trì hoãn sinh con để tập trung phát triển kinh tế.

– Quan niệm của con người về sinh sản thay đổi:

Thời xa xưa ông bà chúng ta thường có xu hướng sinh đông con đông cháu, có nhà sinh tới tận chục người thậm chí hơn. Nhưng hiện nay, giới trẻ đã không còn có suy nghĩ đó nữa, muốn tập trung phát triển sự nghiệp, tận hưởng cuộc sống, có người còn không có ý định sinh con. Cho nên là việc sinh con đối với phụ nữ bây giờ chỉ là thiết yếu.

– Áp lực kinh tế xã hội:

Hiện nay, gia đình nào cũng muốn con cái mình vào môi trường học tập tốt nhất có thể, nhưng mà chi phí lại đắt đỏ nên yêu cầu đòi hỏi tài chính phải vững vàng. Do đó, nên họ chưa sẵn sàng sinh con, họ sẽ tập trung phát triển kinh tế, tích kiệm tiền đợi khi đã đủ lo và điều kiện thích hợp để sinh. Nhưng hầu như gia đình nào cũng chỉ sinh từ 1 đến 2 con.

– Nhận thức con người thay đổi:

Thời điểm hiện tại, tất cả mọi người dân rất chú trọng đến sức khỏe của mình, đặt sức khỏe lên đầu tiên. Họ sẽ tập trung vào chăm sóc sức khỏe cá nhân để kéo dài tuổi thọ của mình đầu tiên dẫn đến tuổi thọ trung bình tăng cao trong khi tỉ lệ sinh chưa đủ cân bằng. Điều này tình trạng dân số già sẽ sớm xảy ra.

– Mô hình chính sách dân số kiểm soát mức sinh:

Với chỉ tiêu theo kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con nhưng chưa đưa ra được dự báo bất cập, giới hạn của nó, nhất là mục tiêu đảm bảo mức sinh thay thế và do đó không được điều chỉnh kịp thời, đúng đối tương. Bên cạnh đó, do làm tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em trong cơ cấu dân số của Việt Nam ngày càng giảm. Việc duy trì dưới ngưỡng mức sinh thay thế trong nhiều năm trước mắt sẽ tác động tích cực đến mục tiêu kiểm soát việc bùng nổ dân số, tuy nhiên hệ lụy của nó sẽ góp phần thúc đẩy già hóa dân số.