Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là hai khái niệm tài chính quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý hiệu quả hai loại giá này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khái niệm giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán
Giá thành sản xuất là tổng chi phí và nguồn lực mà doanh nghiệp phải tiêu tốn để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Nghĩa là yếu tố giá thành chỉ gắn liền với quá trình sản xuất. Giá thành sản xuất được cấu thành từ ba loại chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Bạn đang xem: Phân biệt giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán một cách đơn giản nhất
Giá vốn bán hàng là giá trị thực của hàng hóa dịch vụ chứa trong nghiệp vụ trao đổi kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, giá vốn là trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Về cách xác định, giá vốn hàng bán được xác định là giá trị thực tế của hàng xuất bán (tính theo các phương pháp tính giá xuất). Trong khi đó, giá thành sản phẩm được xác định là chi phí sản xuất để hình thành nên sản phẩm.
Tóm lại, khái niệm “giá thành sản xuất” tập trung vào các chi phí và nguồn lực cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Trong khi đó, “giá vốn hàng bán” là khái niệm rộng hơn, bao gồm giá thành sản xuất cộng với các chi phí khác như quảng cáo, phân phối và quản lý.
Xem thêm : Chi phí cố định là gì? Đặc trưng và cách tính chi phí cố định!
Xem thêm: Cách mà phần mềm ERP giải quyết “nỗi đau” của doanh nghiệp phân phối
Cách tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán
Có rất nhiều công thức tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Ở bài viết này, iFactory chỉ đề cập đến những công thức cơ bản, thường được sử dụng nhất như sau:
Giá thành sản xuất = (Chi phí sản xuất đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ) / Số lượng sản phẩm được sản xuất.
Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua hàng trong kỳ – Hàng tồn kho cuối kỳ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này chia thành hai nhóm chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Yếu tố bên trong
- Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu có tác động trực tiếp đến giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Nếu giá nguyên vật liệu tăng, giá thành sản xuất và giá vốn cho một đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên. Doanh nghiệp muốn duy trì được biên lợi nhuận mong đợi sẽ buộc phải tăng giá bán để bù đắp lại khoản chi phí này
- Chi phí lao động: Bao gồm các khoản phí liên quan đến tiền lương, phúc lợi, chi phí đào tạo và các chi phí khác liên quan đến nhân viên. Chi phí chi cho lao động tăng có thể tạo động lực giúp công nhân gia tăng năng suất
- Chi phí sản xuất chung: Gồm chi phí máy móc, thiết bị, năng lượng và các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung tăng có thể làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của sản phẩm
- Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Khi sản xuất ở quy mô lớn, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế quy mô để đàm phán, mua nguyên vật liệu số lượng lớn để giảm chi phí nguyên vật liệu, tối ưu và chuyên môn hóa quy trình, từ đó giảm chi phí sản xuất chung
- Công nghệ: Công nghệ được áp dụng trong quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Công nghệ tiên tiến có thể giúp tăng năng suất, giảm thời gian sản xuất và tiết kiệm nguyên vật liệu và lao động, nhờ đó tiết kiệm được các chi phí liên quan đến giá thành và giá vốn
Yếu tố bên ngoài
- Cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp có thể phải giảm giá để cạnh tranh và thu hút khách hàng
- Chính sách thuế và quy định: Chính sách thuế và quy định của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Các loại thuế và quy định khác nhau có thể tăng thêm chi phí và ảnh hưởng đến giá thành và giá vốn cuối cùng.
- Biến động thị trường: Biến động thị trường gồm cung, cầu, tỷ giá, lãi suất thị trường, cũng là những nhân tố ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và giá vốn
- Khả năng tài chính của khách hàng mục tiêu: Đặc điểm về năng lực tài chính của khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới phân khúc và cách định giá sản phẩm. Yếu tố này quyết định mặt hàng nằm ở phân khúc giá cao cấp, trung bình hay giá rẻ, từ đó truy xuất ngược lại các yếu tố về giá thành sản xuất và giá vốn để sản xuất ra sản phẩm phù hợp.
- Mùa vụ, sự kiện, thời điểm: Các yếu tố như mùa vụ, sự kiện và thời điểm có thể tác động đến lượng cầu tức thời của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Ví dụ giá các mặt hàng nông sản có thể tăng giảm theo mùa vụ của chúng, hay các dịp lễ tết có thể làm nhu cầu cung cấp sản phẩm tăng cao,…
Xem thêm : 5 điều thú vị về Vatican, quốc gia nhỏ nhưng quyền lực nhất thế giới
Xem thêm: Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Tầm quan trọng của giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp
Ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp
Hiểu và quản lý giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán tốt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và lợi nhuận. Một số tình huống bất lợi có thể xảy ra trong quá trình quản lý là giá thành sản xuất cao, vượt quá giá trị thị trường, hay giá vốn hàng bán không được xác định đúng hoặc không đủ để bù đắp chi phí sản xuất. Khi đó doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc đạt được lợi nhuận kỳ vọng, thậm chí phải đối mặt với các rủi ro tổn thất về tài chính.
Tác động đến sự cạnh tranh trên thị trường
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có lợi thế về giá bán và đi kèm với một chất lượng sản phẩm hợp lý, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Quyết định giá bán sản phẩm
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là những yếu tố quan trọng trong việc định giá bán sản phẩm. Doanh nghiệp cần tính toán giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán chính xác để xác định mức giá bán tốt mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Ngoài ra, việc nắm bắt tốt yếu tố cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu của khách hàng cũng góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định giá bán phù hợp để thu hồi vốn và tối đa hóa lợi nhuận.
Để tối ưu hóa công tác quản lý giá thành và giá vốn sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hiện đại như ERP. Tính năng tính giá của phần mềm này có thể giúp các doanh nghiệp tính toán giá thành và giá vốn sản phẩm nhanh chóng với nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài ra, với khả năng quản lý tổng thể các quy trình cốt lõi trong doanh nghiệp trên một nền tảng duy nhất, phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất – kinh doanh và nắm bắt tốt các cơ hội mới.
Có thể nói, giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là hai yếu tố thiết yếu, có ảnh hưởng nhất định đến việc định giá, quản lý lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý hiệu quả hai chi phí này sẽ đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và lợi nhuận, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh về giá và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp