Đối với các doanh nghiệp, giá trị gia tăng của họ thể hiện chất lượng đầu ra cũng như năng lực cạnh tranh của họ với các đối thủ khác trên thị trường. Vậy giá trị gia tăng là gì?
- Sự khác biệt trong cách gọi tên các loại rau củ quả của 3 miền: Đọc một hồi kiểu gì cũng “lú lẫn” cho xem
- Hộ kinh doanh là gì? Một số đặc điểm và quy định về hộ kinh doanh
- Giải đáp: trẻ em bị sốt nên nằm quạt hay máy lạnh
- Các loại tổ chức xã hội? Đoàn luật sư thuộc tổ chức xã hội gì?
- Câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? A. Lực kế B. Tốc kế C. Nhiệt kế D. Cân Câu 2: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực? A. Kilôgam (kg) B. Centimét (cm) C. Niuton (N) D. Lít (L Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất. B. Gió thổi làm thuyền chuyển động. C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. Câu 4: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Hướng của lực B. Điểm đặt, phương, chiều của lực. C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực. D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực. Câu 5: Người ta biểu diễn lực bằng A. Đường thẳng B. Mũi tên B. Mũi tên C. Tia D. Đoạn thẳng Câu 6: Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần? 1: Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi 2: Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung 3: Lực của tay tác dụng để đẩy nôi em bé 4: Lực của tay lực sĩ tác dụng lên quả tạ A. 1 → 2 → 3 → 4 B. 4 → 3 → 2 → 1 C. 3 → 2 → 1 → 4 Câu 7: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải? A. Hạt mưa rơi B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh. C. Mẹ em mở cánh cửa sổ. D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời. Câu 8: Lò xo thường được làm bằng những chất nào? A. Thép B. Chì C. Nhôm D. Cả 3 loại trên Câu 9: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. quyển sách B. Sợi dây cao su C. Hòn bi D. Cái bàn Câu 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu? A. 2 cm B. 3 c C. 4 cm D. 1 cm Câu 11: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây? A. P = 10 m B. P = m C. P = 0,1 m D. m = 10 P Câu 12: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N). D. Cả 3 phương án trên. Câu 13: Đơn vị của trọng lựơng là gì? A. Niuton (N) B. Kilogam (Kg) C. Lít (l) D. Mét (m) Câu 14: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe. B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe. C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe. D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn. Câu 15: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Xe đạp đi trên đường B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn C. Lò xo bị nén D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào Câu 16: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy? A. Tăng ga B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe D. Cả A và B đều được Câu 17: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác Câu 18: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 19: Cách khắc phục của con người khi bơi lội để làm giảm lực cản của nước là : A. Mặc nhiều quần áo khi bơi lội. B. Dùng tay gạt nước, tạo lực đẩy cơ thể người lên phía trước. C. Mang thêm vật dụng khi bơi. D. Hai tay sải ngang khi bơi. Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu tác dụng của lực cản của không khí nhỏ nhất? A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi. B. Người đạp xe khum lưng khi đi. C. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi. D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.
Hãy cùng IPQ tìm hiểu về Giá trị gia tăng và lợi ích của công trong bài viết này nhé.
Bạn đang xem: Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp là gì? Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của các doanh nghiệp
TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG – VALUE ADDED
Giá trị gia tăng hay Value Added, thường viết tắt là VA. Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp và chi phí nguyên liệu và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó.
Ngoài ra, có nhiều cách hiểu khác nhau về giá trị gia tăng như sau:
Giá trị gia tăng (GTGT) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các hoạt động kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
Từ góc độ thu nhập thì GTGT bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.
Từ góc độ người bán, GTGT của sản phẩm là giá trị thu được sau khi lấy giá bán trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm đó. Sản phẩm càng có GTGT cao thì GTGT của sản phẩm thu được cũng sẽ cao tương ứng.
Trên góc độ người tiêu dùng: GTGT là phần chênh lệch giữa giá trị nhận được và chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra.
Trong lĩnh vực công nghiệp, GTGT của một doanh nghiệp hay một ngành là tổng doanh thu của doanh nghiệp hay ngành công nghiệp đó trừ đi các khoản chi phí cho hàng hóa và dịch vụ được mua từ các công ty khác. Ngoài ra, tổng GTGT của một doanh nghiệp được phân phối cho các khoản lương, trợ cấp, phúc lợi, khấu hao cơ bản và lợi nhuận còn lại. Tức là, GTGT và lợi nhuận không giống nhau.
Tóm lại, giá trị gia tăng được định nghĩa là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
NỘI DUNG CỦA GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.1. Phương pháp xác định giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
Phương pháp 1: Tính trực tiếp GTGT của doanh nghiệp
GTGT của doanh nghiệp được tạo nên chủ yếu từ thu nhập từ các nhân tố sản xuất thực hiện ở các công đoạn sản xuất và chế biến. Cấu thành của GTGT của doanh nghiệp (VA) bao gồm:
- Thu nhập của người sản xuất (W)
- Tiền thuê đất (R)
- Lãi suất tiền vay (In)
- Thuế kinh doanh (Ti)
- Tiền khấu hao tài sản cố định (Dp)
- Giá trị thặng dư (Pr).
Vậy GTGT của doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập từ các nhân tố sản xuất và chế biến được thực hiện trong quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Công thức: VA= W+R+In+Ti+Dp.
Phương pháp 2: Xác định GTGT thông qua giá trị đầu ra và chi phí trung gian
Xem thêm : Nữ đeo chuỗi bao nhiêu hạt? 04 mẫu vừa đẹp lại vừa may mắn
Theo phương pháp này, GTGT của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở giá trị đầu ra và giá trị đầu vào trung gian được tính như sau:
VA= GO-IC
Trong đó:
- VA: GTGT của doanh nghiệp
- GO: Tổng giá trị sản xuất, tính theo tổng doanh thu theo giá thực tế mà đơn vị sản xuất bán cho các cơ sở thương mại.
- IC: Tổng chi phí trung gian được tính theo giá thực tế mà đơn vị sản xuất mua vào.
Phương pháp 2 này được sử dụng nhiều khi tính GTGT của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hai yếu tố là giá trị đầu vào và chi phí trung gian đầu ra. Về mặt tính toán, phương pháp này dễ xác định các chri tiêu như giá trị đầu ra và chi phí trung gian đầu vào.
2.2. Các nhân tố tác động đến nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm
Yếu tố đầu vào
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao GTGT cho sản phẩm. Hoạt động đầu vào gắn với việc nhận, tồn trữ và quản lý. Các yếu tố đầu vào gồm quản lý vật tư, kiểm soát tồn kho, kế hoạch vận chuyển,…
Những hoạt thiện trong bất cứ hoạt động nào trong các hoạt động trên đây đều nhằm giảm chi phí và tăng năng suất. Công tác vận hành bao gồm các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầu vào để trở thành sản phẩm cuối cùng như vận hành máy móc thiết bị, bao bì đóng gói, lắp ráp bảo dưỡng,…Việc này dẫn tới những sản phẩm có chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn và phản ứng nhanh với những điều kiện của thị trường.
Hoạt động marketing và bán hàng
Hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp xoay quanh 4 vấn đề chủ yếu bao gồm: Hỗn hợp sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến. Phụ thuộc vào phân khúc của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn, quyết định có một hỗn hợp sản phẩm rộng hay hẹp.
Giá cả mà doanh nghiệp có thể thu được từ những sản phẩm của mình đo lường mức giá trị mà công ty đã tạo ra cho khách hàng. Đối với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, để thành công doanh nghiệp cần có kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì sản phẩm đóng gói, quảng cáo,…Và có nhiều vấn đề quan trọng trong việc xác định cách thức mà sản phẩm được phân phối đến khách hàng mục tiêu của nó.
Quản trị nguồn nhân lực
Việc đào tạo nhân lực và hiệu quả làm việc là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhân viên được đào tạo tốt sẽ có các kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong tổ chức. Lao động được đào tạo và khuyến khích tăng đóng góp và hiệu quả làm việc để tổ chức có thể tối đa hiệu quả.
Các chương trình đào tạo nhân lực thích hợp đòi hỏi việc thiết kế, sản xuất và marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Quản trị nguồn nhân lực gồm các hoạt động được thực hiện nhằm tuyển mộ, huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao động. Hoạt động này ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị. Con người là tài sản giá trị nhất của công ty nên việc đào tạo nhân lực là việc hết sức quan trọng và cần đặt lên hàng đầu.
Công nghệ thông tin
Xem thêm : Size S có cân nặng, số đo bao nhiêu? Chọn size đồ nam chuẩn
Các hệ thống thông tin có thể được sử dụng để tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện nay, nền công nghiệp đang có sự thay đổi về địa lý. Không xa các nhà cung ứng dịch vụ như các công ty đa chức năng, ngân hàng, các công ty đầu tư có các trung tâm thanh toán hóa đơn được đặt ở nơi xa và họ chỉ vượt qua được khó khăn này và tạo thuận lợi dịch vụ để khách hàng biết đến nhờ công nghệ thông tin.
Các hoạt động logistic
Ngày nay, Logistic trở thành công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như nhà cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường,…Trong bối cảnh hiện nay, quản lý logistic trở thành vấn đề quan trọng và mang tính cạnh tranh cao đối với các doanh nghiệp.
NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO DOANH NGHIỆP
Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện giảm và sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, đổi mới quá trình sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ hai, doanh nghiệp nâng cao thu nhập từ các yếu tố sản xuất trên một khối lượng đầu vào trung gian nhất định, đồng thời giảm chi phí trung gian trên một đơn vị hàng hóa sản xuất. Mở rộng các công đoạn, sản xuất chết biến nhằm tăng thêm quy mô chi phí các nhân tố trong chuỗi và sử dụng công nghệ hiện đại, có dung lượng vốn cao trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Kết quả làm cho giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hóa từ một khối lượng đầu vào trung gian sẽ tăng lên.
Thứ ba, nâng cao năng lực sử dụng đầu vào trung gian để tạo ra một khối lượng sản phẩm GTGT nhiều hơn. Tức là doanh nghiệp cần lựa chọn các yếu tố đầu vào trung gian phù hợp, mở rộng năng lực sản xuất và tăng năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào trung gian, mở rộng quy mô và năng cao trình độ tay nghề, phát triển khoa học kỹ thuật sản xuất.
Thứ tư, doanh nghiệp nên tối đa hóa các hoạt động đầu ra như tiết kiệm chi phí, đưa sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.
Thứ năm, doanh nghiệp nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để teieu thụ được khối lượng sản phẩm nhiều hơn với giá bán cao hơn. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần có khả năng thương mại, chính sách marketing phù hợp, các yếu tố về năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tức là ý nghĩa nâng cao GTGT ngoại sinh của doanh nghiệp.
Thứ sáu, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu sản phẩm, thiết kế đóng gói của riêng mình sẽ mang lại giá bán cao hơn. Doanh nghiệp cần tổ chức dự báo thị trường, dự báo quan hệ cung cầu và khả năng cung ứng sản phẩm, đặc biệt đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao GTGT ngoại sinh của doanh nghiệp.
Vậy, nâng cao GTGT cho doanh nghiệp tức là việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trung gian đầu vào để tạo ra được một khối lượng sản phẩm GTGT cao đáp ứng nhu cầu thị trường với giá cả hợp lý.
DỊCH VỤ CỦA IPQ
Nâng cao giá trị gia tăng là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các công ty, doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, Quy trình Tư vấn năng suất của IPQ là sự hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị gia tăng của mình.
Quá trình tư vấn của IPQ sẽ giúp các giúp các doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả các nguồn lực Công ty, giải quyết triệt để vấn đề, đồng thời giúp khách hàng đạt được các mục tục tiêu đề ra. Khi đồng hành cùng với dịch vụ tư vấn Năng suất và Chất lượng của IPQ, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị sau:
- Dịch vụ tư vấn của IPQ được thực hiện một cách hiệu quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Khách hàng được theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình tư vấn dễ dàng.
- Tạo điều kiện cho thu thập, phân tích, sử dụng và chia sẻ dữ liệu/ thông tin với khách hàng.
Vì vậy, nếu quý khách hàng có nhu cầu, xin hãy liên hệ với IPQ thông qua các phương tiện sau:
☎️ Điện thoại: 0915.69.4141 ? Email: info@ipq.com.vn ? Web: www.ipq.com.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp