Kinh tế chính trị

Câu 1 : KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ? Giá trị hàng hóa: là lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Trong trao đổi, các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau là vì chúng có một điểm chung, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động nói cách khác chúng đều có giá trị.Khi sản phẩm là hàng hóa, sản phẩm được đặt trong quan hệ giữa người mua và người bán, trong quan hệ xã hội. Khi đó, lao động hao phí để sản xuất hàng hóa mang tính xã hội, thể hiện quan hệ xã hội của những người sản xuất. Do đó, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là một phạm trù lịch sử. Khi nào có sản xuất, trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị. Câu 2: KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG NÊU VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG?

  • Khái niệm thị trường
  • Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Ở đó, người mua sẽ tìm được những hàng hóa và dịch vụ mà mình cần, người bán sẽ thu được một số tiền tương ứng. Thị trường thể hiện dưới các hình thái: chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động…
  • Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ hợp tác – cạnh tranh… và các yếu tố tương ứng với các quan hệ trên. Tất cả các quan hệ và yếu tố kinh tế trong thị trường đều vận động theo quy luật của thị trường.
  • Vai trò của thị trường +) Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển +) Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

+) Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

CÂU 3 : KHÁI NIỆM TƯ BẢN BẤT BIẾN,TƯ BẢN KHẢ BIẾN

Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm, tức là lượng giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là C) Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện cần thiết để quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra, không có tư liệu sản xuất, không có quá trình tổ chức kinh doanh sẽ không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Mặt khác, trình độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật của tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động,do đó ảnh hưởng đến việc tạo ra nhiều hay ít giá trị thặng dư. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động làm thuê của công nhân. Giá trị của nó được chuyển cho công nhân, biến thành tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết, nó mất đi trong quá trình tái sản xuất sức lao động của công nhân. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất công nhân bằng lao động trừu tượng tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị sức lao động. Như vậy, bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là V). Nếu ta gọi G là giá trị hàng hóa thì trong chủ nghĩa tư bản có các thành phần sau: G= c + (v + m). Trong đó, (v + m) là giá trị mới do lao động sống tạo ra, c là giá trị của tư liệu sản xuất được lao động sống chuyển vào. CÂU 4 : KHÁI NIỆM LỢI NHUẬN? Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v + m) sẽ biểu hiện thành G = k + m Như thế giá trị thặng dư được coi là kết quả của chi phí sản xuất, khi đó giá trị thặng dư gọi là lợi nhuận (ký hiệu là p) và giá trị hàng hóa sẽ là G = k + p Vậy, lợi nhuận là giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, hay nói cách khác lợi nhuận là hình thái biểu hiện ra bên ngoài của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoản chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa theo giá trị và trừ đi chi phí sản xuất nhà tư bản sẽ thu được số chênh lệch, số chênh lệch này chính là lợi nhuận, tức là p = G – k (lợi nhuận là số chênh lệch giữa giá bán hàng hóa và chi phí sản xuất). Do p = G – k, nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí sản xuất

tài nguyên, suy thoái môi trường. Cũng do chạy theo lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẵn sàng vi phạm luật pháp, vi phạm đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giầu, gây xói mòn đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội. Vì mong muốn có được lợi nhuận cao nên các chủ thể sản xuất kinh doanh thường tìm tới những hoạt động giao dịch có lãi cao, những sản phẩm, dịch vụ không có nhiều lãi thì không làm nên vấn đề “hàng hóa công cộng” đã bị hạn chế. Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội. Các quy luật của thị trường luôn phân bổ lợi ích theo hiệu quả, mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị trường, cùng với sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến sự phân hóa là một tất yếu. CÂU 11: HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG? Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và kinh nghiệm sản xuất tồn tại trong cơ thể một con người, đó là khả năng lao động sản xuất của một con người. Sức lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất gọi là lao động. Sức lao động không phải lúc nào cũng là hàng hóa, nó chỉ trở thành hàng hóa khi cócác điều kiện sau : Một là, người lao động được tự do về thân thể (điều kiện cần) Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải (điều kiện đủ) Khi sức lao động là hàng hóa thì nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị như những hàng hóa thông thường khác, tuy nhiên nó cũng có những mặt khác biệt với hàng hóa thông thường.

  • Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Nhưng giá trị đó không được đo lường trực tiếp mà được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, những chi phí để đào tạo người lao động, và nó còn mang yếu tố lịch sử và tinh thần.
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua, ở đây là nhà tư bản (người sử dụng sức lao động) mua về để sử dụng trong quá trình sản suất với mục đích thu được giá trị lớn hơn. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng nó tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của chính nó.Đây chính là chìa khóa để chỉ rõ ∆T của nhà tư bản do đâu mà có. CÂU 13: NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐỘC QUYỀN?

Thứ nhất, độc quyền xuất hiện phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Do độc quyền định giá cả độc quyền, thực hiện trao đổi không ngang giá, tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, hạn chế khối lượng hàng hóa… Thứ hai, độc quyền có thể kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì lợi ích độc quyền của mình, các tổ chức độc quyền chỉ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, phát minh, sáng chế khi có lợi ích và vị thế độc quyền của chúng không bị đe dọa. Do đó, trong thực tế các tổ chức độc quyền tuy có sức mạnh tài chính tạo khả năng nghiên cứu ứng dụng các sáng chế, phát minh, nhưng chúng không tích cực thực hiện khả năng đó hay nói cách khác, độc quyền đã ít nhiều kìm hãmthúc đẩy tiến bộ kỹ thuật,kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội. Thứ ba, độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo. Với sự trống trị về kinh tế và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với nhà nước hình thành độc quyền nhà nước chi phối quan hệ, đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Câu 14 : VAI TRÒ CỦA L’I ÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ KINH TẾ – XÃ HỘI?

  • Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế – xã hội : Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc vào mức thu nhập và chất lượng, số lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có. Mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao mức thu nhập. Tuy nhiên, các chủ thể kinh tế khi thực hiện lợi ích lại luôn phải đặt lợi ích của mình trong quan hệ với lợi ích của các chủ thể kinh tế khác, vì hoạt động kinh tế luôn là hoạt động mang tính chất xã hội. Trong điều kiện đó, khi theo đuổi lợi ích chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao đời sống của xã hội.
  • Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác :

Điều tiết sản xuất, với mục đích là lợi nhuận, người sản xuất thông qua sự biến động của giá cả thị trường, họ biết được tình hình cung – cầu của từng loại hàng hóa, biết được hàng hóa nào đang có lợi nhuận cao, hàng hóa nào đang thua lỗ. Nếu hàng hóa có giá cả bằng với giá trị thì sản xuất của họ được tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nếu hàng hóa có giá cả cao hơn giá trị (cầu > cung) người sản xuất có nhiều lợi nhuận nên mở rộng sản xuất, cung ứng thêm hàng hóa ra thị trường, thu hút thêm tư liệu sản xuất và sức lao động làm cho quy mô ngành này mở rộng. Nếu hàng hóa có giá cả thấp hơn giá trị (cung >cầu) người sản xuất sẽ ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận vì vậy họ phải thu hẹp sản xuất,giảm bớt tư liệu sản xuất và sức lao động, quy mô ngành này thu hẹp. Như vậy, quy luật giá trị thông qua giá cả thị trường đã tự phát phân bổ các yếu tố của sản xuất vào các ngành sản xuất khác nhau, điều chỉnh quy mô sản xuất của các ngành cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Điều tiết lưu thông, với mục đích là lợi nhuận, người tham gia lưu thông hàng hóa luôn vận chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả thấp (cung > cầu) đến nơi có giá cả cao (cầu >cung). Như vậy quy luật giá trị góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại hàng hóa và thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường…

Liên hệ:Vận dụng vào thực tiễn

  • Điều tiết sản xuất: Hiện nay trên thị trường, sản phẩm nho không hạt không có nhiều,nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân rất lớn, những người sản xuất nho có thể bán với giá cao hơn giá trị thực để thu lợi nhuận. Người nông dân ở lĩnh vực nông nghiệp khác như trồng cam quýt, họ thấy trồng nho không hạt sinh lời cao nên chuyển sang trồng loại cây này. Khi chuyển sang trồng nho thì nguồn đầu tư cho sản xuất cam quýt bị rút đi và nguồn đầu tư cho nho không hạt được tăng lênừ đó dẫn đến sự phân bổ nguồn lực tránh dư thừa hay thiếu hụt sản phẩm, đây cũng là minh chứng cho thấy sự điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong nền kinh tế.
  • Điều tiết lưu thông: Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất trồng trọt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, hoa màu, chăn nuôi lợn, gà… tập trung ở khu vực nông thôn, do đó giá cả các mặt hàng này ở khu vực nông thôn rất rẻ. Khu vực thành thị có đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cao nên giá thành các mặt hàng này cao hơn so với khu vực nông thôn rất nhiều. Những người

nông dân hay thương nhân sẽ đưa các sản phẩm nông nghiệp ra tiêu thụ ở các chợ và siêu thị ở thành thị để thu được mức lợi nhuận cao. CÂU 17: TÁC ĐỘNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ THÚC ĐẨY NĂNG LỰC THỎA MÃN NHU CẦU CỦA XH CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANHÊN HỆ VỚI NỀN KINH TẾ VN Phân tích Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề người lao động, hợp lý hóa quá trình sản xuất… kết quả là cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển nhanh hơn. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Trong kinh tế thị trường người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hóa trên thị trường. Chỉ những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và người sản xuất mới có lợi nhuận. Mục đích của người sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận cao nhất, vì thế họ phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Liên hệ:

  • Trên thị trường hiện nay, có nhiều hãng kem nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là hai hãng kem Tràng Tiền và Merino của 2 công ty Kem Tràng Tiền và Kido. Hai công ty cạnh tranh nhau về sản phẩm trên thị trường. Để chiếm ưu thế và đánh vào tâm lý giới trẻ, công ty Kido đã nâng cấp sản xuất máy móc, đào tạo thêm cho nhân viên để có thể tạo ra những sản phẩm kem ngon hơn, bắt mắt hơn, thu hút giới trẻ hơn, có giá cả hợp lý với chất lượng. Để không bị thua kém, công ty kem Tràng Tiền cũng cho nâng cấp hệ thống máy móc, đào tạo cho nhân viên để làm ra những sản phẩm kem ngon hơn, giá cả hợp lý và phù hợp với khẩu vị người Việt. -> Nhờ sự cạnh tranh này các công ty đã không ngừng phát triển hê z thống sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động để tạo ra những sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng trên thị trường. Từ đó dẫn đến thúc đẩy phát triển kinh tế và sản xuất.
  • Trong điều kiện dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, hoạt động giáo dục đào tạo cũng bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên các hoạt động giáo dục đào tạo vẫn cần được

quốc gia khác (Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Sri Lanka) trên cơ sở hệ thống tiêu chí của các nhà tài trợ này. Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã góp phần quan trọng, tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Nhiều công trình, dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Các nguồn vốn vay còn hỗ trợ đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ và tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, tạo ra việc làm. Tuy nhiên trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn tồn tại một số bất cập hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như tiến độ thực hiện, giải ngân các chương trình dự án chưa đáp ứng được yêu cầu và cam kết trong hiệp định ký kết với các nhà tài trợ… CÂU 19 : VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯ/C TRONG VIỆC ĐIỀU HÒA LỢI ÍCH GIỮA CÁ NHÂN – DOANH NGHIỆP – XÃ HỘIÊN HỆ THỰC TIỄN VN HIỆN NAY Phân tích : Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các quy luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư thực hiện khó khăn, hạn chế. Trong kinh tế thị trường sự phân hóa thu nhập là tất yếu khách quan, nhưng sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột xã hội. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản xuất (số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ). Do đó, vấn đề sâu xa để điều hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Đây là điều kiện vật chất đểthực hiện ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối. Liên hệ:

  • Thực trạng phân hóa thu nhập ở Việt Nam: Trong giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đạt mức bình quân 6,78% trong giai đoạn 2016-2019, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới với mức tăng 2,91%. Những thành tựu về kinh tế đã lan tỏa đến đời sống các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thu nhập của các nhóm dân cư tăng từ 3,1 triệu

đồng/tháng/người năm 2016 lên 4,2 triệu năm 2020 nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất, do vậy khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Tại các vùng miền do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí, lợi thế so sánh…, những đặc điểm đó làm cho sự phát triển của các vùng miền có sự khác biệt làm cho sự chênh lệch về thu nhập cũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền khác nhau rõ rệt. Hai vùng kinh tế lớn của cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển có tốc độ phát triển cao so với các khu vực còn lại.

  • Các chính sách phân phối lại thu nhập xã hội: Từ sau khi đổi mới đến nay, Nhà nước Việt Nam đã tìm và đưa ra nhiều giải pháp điều hòa lợi ích cá nhân và xã hội: chính sách thuế thu nhập cá nhân, các chính sách an sinh xã hội vĩ mô (chăm lo, hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt khó khăn trong xã hội), thực hiện các cuộc vận động, các phong trào hỗ trợ… Nhà nước cho ra luật chính sách về an ninh xã hội và phúc lợi xã hội để tạo ra sự công bằng về cơ hội trong việc hưởng thụ, tiếp cận các giá trị phát triển. Đời sống cá nhân không ngừng được nâng lên, quyền và lợi ích chính đáng được pháp luật bảo vệ, nhất là trong sở hữu và phân phối. Lợi ích được chia đều đến các cá nhân ở nông thôn, thành thị, vùng sâu vùng xa,biên giới hải đảo, được nhà nước quan tâm hết mực, hỗ trợ việc làm, kinh tế xã hội, hưởng những chế độ ưu đãi đặc biệt cho người có hoàn cảnh khó khăn. Cố gắng cung cấp việc làm cho người dân nhờ đó kinh tế phát triển, t… lệ hộ nghèo giảm, đời sống được nâng cao. CÂU 20:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THÀNH CÔNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP,TỰ CHỦ ĐI ĐÔI VỚI TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN?LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY? Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta phải thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước và phát huy vai trò của Việt Nam trong quan hệ quốc tế