1. Giá vốn hàng bán là gì?
Để quản lý dòng tiền trong kinh doanh một cách hiệu quả, chúng ta phải hiểu được khái niệm giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tất cả những chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm bán ra trong một kỳ kế toán (một năm, một quý hoặc tháng). Hay nói cách khác, giá vốn hàng bán là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra hàng hóa để bán. Đây là một yếu tố quan trọng trong các báo cáo thu nhập trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Giá vốn hàng bán là gì? 3 cách tính vốn hàng bán chuẩn
2. Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán bao gồm: các khoản chi phí để mua thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào; chi phí sản xuất, lương nhân công; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí vận chuyển hàng hóa;…
Mỗi doanh nghiệp tùy vào hình thức kinh doanh hay hợp đồng với đơn vị khác sẽ có những cách thức định nghĩa về giá vốn khác nhau:
Doanh nghiệp sản xuất ( sản xuất sản phẩm trực tiếp) sẽ có giá vốn hàng bán cao hơn do chi phí của các nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm.
Doanh nghiệp thương mại (nhập hàng hóa của bên khác về bán) thì giá vốn hàng bán sẽ bao gồm hết những chi phí nhập hàng về đến khi hàng về kho như: giá nhập hàng từ bên cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa từ đơn vị cung cấp về kho, bảo hiểm hàng hóa, các loại thuế,…
3. Công thức và ví dụ về tính giá vốn hàng bán
Sau khi đã nắm rõ khái niệm giá vốn hàng bán là gì và gồm những gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các công thức để tính giá vốn hàng bán. Hiện nay, có 3 công thức mà các doanh nghiệp sử dụng để tính giá vốn hàng bán.
3.1. Công thức Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
FIFO (First in First out) là cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước. Công thức này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa có thời hạn sử dụng. Còn các loại hình kinh doanh khác thường không áp dụng nhiều vì gặp khó khăn trong việc tính toán.
Công thức FIFO có điểm khác biệt lớn là hàng hóa khi xuất sẽ được tính theo giá trị của lô hàng đầu tiên tương ứng, nếu thiếu thì sẽ lấy giá kế tiếp theo thứ tự. Tuy nhiên, khi giá sản phẩm tăng, giá vốn của doanh nghiệp áp dụng công thức này sẽ thấp hơn. Vì vậy mà nếu xảy ra lạm phát, thì lợi nhuận gộp sẽ tăng làm cho doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cao hơn.
Ưu điểm của công thức FIFO:
Công thức này sẽ cho ra kết quả thiết thực trên báo cáo, thể hiện đúng với mức giá trên thị trường nhất khi có sự giảm hoặc dao động không nhiều.
Giúp cho các kiểm toán viên có đủ thời gian để cung cấp số liệu thực tế và báo cáo cho có bên liên quan và ban quản lý, nhờ đó mà hoạt động kiểm toán được thực hiện đúng hạn.
Kiểm soát được cụ thể số hàng hóa mỗi lần xuất hàng
Nhược điểm của công thức FIFO:
Việc tính toán các chi phí cách thời điểm hiện tại một khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu, làm cho doanh thu không phù hợp với các khoản chi hiện tại.
Gây khó khăn cho các doanh nghiệp có quy mô lớn trong việc hạch toán do khối lượng lớn, sổ sách quá tải dẫn đến sai sót.
Ví dụ
Một doanh nghiệp có hoàng hóa X tồn 200kg hàng với giá nhập 5000 đồng/kg
Ngày thứ nhất nhập 50kg hàng với giá 6000 đồng/kg
Ngày thứ ba xuất sử dụng 230kg hàng
Xem thêm : Gửi tiết kiệm 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu lời bao nhiêu mỗi tháng?
Ngày thứ năm nhập 100kg hàng với giá 5500 đồng/kg
Vậy theo công thức FIFO, giá xuất kho của 230kg hàng vào ngày thứ ba = 200 x 5000 + 30 x 6000 = 1.180.000 đồng
3.2. Công thức Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
LIFO (Last in First out) là cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập sau xuất trước. Ngày nay, công thức này ít được sử dụng khi hạch toán hoặc định giá tồn kho vì hầu hết các sản phẩm đã cũ, giá trị không còn tương đồng như trước. Chỉ ngoại trừ các doanh nghiệp đặc thù như các đại lý oto, có nguồn hàng tồn lớn mới có thể áp dụng LIFO, nhằm tận dụng thuế thấp khi giá tăng để đẩy dòng tiền cao hơn.
Ưu điểm của công thức LIFO:
Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý thời gian nhập, xuất hàng chính xác.
Giá của bảng cân đối kế toán sát với thị trường, chi phí dùng để mua hàng sát với giá vốn thực tế khi xuất kho.
Nhược điểm của công thức LIFO:
Giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ không tương thích với giá thị trường, trong khi đầu kỳ thì tương thích số liệu.
Khó có thể kiểm soát các con số cho phù hợp do khâu tính toán phức tạp
Ví dụ:
Một doanh nghiệp ngày thứ nhất nhập 10 mặt hàng X với giá 10.000 đồng
Ngày thứ ba, doanh nghiệp tiếp tục nhập thêm 5 mặt hàng X có giá 15.000 đồng
Ngày thứ năm, doanh nghiệp bán được 6 sản phẩm
Công thức lúc này sẽ được tính = 5 x 15.000 + 1 x 10.000 = 85.000 đồng.
3.3. Công thức Bình quân gia quyền
Công thức bình quân gia quyền là công thức không thể không nhắc đến khi tính giá vốn hàng bán. Tính tới thời điểm này, đây là công thức được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng.
Công thức tính:
MAC = (A+B) / C
Trong đó:
MAC: giá vốn hàng hóa theo bình quân
A: tổng giá trị kho trước nhập = số lượng hàng tồn kho trước nhập * giá trị MAC trước nhập
B: tổng giá trị kho nhập mới = số lượng hàng tồn kho mới * giá nhập kho khi đã phân bổ chi phí
Xem thêm : Cách tính tỷ lệ cổ phần như thế nào?
C: Tổng tồn = số lượng hàng kho trước nhập + số lượng hàng kho sau nhập
Với công thức này, bạn nên đảm bảo rằng các số liệu của hàng tồn kho sẽ chính xác. Bởi vì khi sai số lượng hàng tồn sẽ kéo theo sai cả tử số và mẫu số.
Ưu điểm của công thức:
Tính toán nhanh chóng đối với số lượng hàng hóa nhỏ và khối lượng nhập xuất.
Thuật ngữ phức tạp không quá nhiều
Nhược điểm của công thức:
Chưa linh động thời gian cho kế toán do phải tính theo kỳ
Ví dụ:
Một doanh nghiệp nhập xuất hàng hóa trong quý 1 như sau:
Lần thứ nhất: Doanh nghiệp nhập 1000kg nguyên liệu X với giá 1000 đồng/kg
Lần thứ hai: Doanh nghiệp nhập thêm 3000kg nguyên liệu X với giá 1200 đồng/kg
Vậy theo công thức, đơn giá trung bình của 1kg nguyên liệu X trong quý 1 = (1000 x 1000 + 3000 x 1200) / (1000 + 3000) = 1150 đồng/kg
4. Giá vốn hàng bán quan trọng như thế nào trong kinh doanh?
Khi đã biết được giá vốn hàng bán là gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu tầm quan trọng của nó trong kinh doanh.
Giá vốn hàng bán là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong một bảng báo cáo thu nhập trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể tính lợi nhuận gộp và biết được hiệu quả sử dụng dòng tiền, quản lý sản xuất, lao động và kinh doanh.
Giá vốn hàng bán giúp ta:
Hiểu rõ giá trị của hàng hóa khi nhập hàng vào kho và định giá sản phẩm
Quản lý chính xác chi phí của các cửa hàng
Ước tính được lợi nhuận của doanh nghiệp
5. Giá vốn hàng bán là tài sản hay nguồn vốn?
Giá vốn hàng bán không phải là tài sản của doanh nghiệp (những gì doanh nghiệp sở hữu) hay một khoản nợ. Như đã nói ở phần khái niệm giá vốn hàng bán là gì, giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng hóa bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, giá vốn hàng bán cũng có thể được gọi là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra hàng hóa.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về khái niệm giá vốn hàng bán là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường kinh doanh của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người nhé! Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp