Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu và được pháp luật quy định ra sao trong năm 2022? Nếu hết hạn sẽ không có giá trị sử dụng trong mọi giao dịch mới phát sinh có đúng không? Câu hỏi sẽ được Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
- Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?
- Biển số xe Phú Thọ – Biển số xe 19 là tỉnh nào? 19 ở đâu?
- Hoàn cảnh sáng tác Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- Tới tháng nên uống gì giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả?
- Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẩn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Tái dựng lại cảnh Lão Hạc ăn bả chó tự tử chết, rồi phân tích ý nghĩa câu nói trên của ông giáo.
>> Tư vấn chính xác chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu, gọi ngay 1900.6174
Bạn đang xem: Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu theo quy định 2022
Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?
>> Giải đáp nhanh chóng chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hoàng Dũng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi về vấn đề chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu cho Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, thời hạn để sử dụng của CMND được quy định như sau:
– Chứng minh nhân dân sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm.
– Mỗi công dân Việt Nam sẽ chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng của mình. Nếu như có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì sẽ được làm thủ tục đổi và cấp lại chứng minh nhân dân.
Đồng thời, tại Mục 2, Phần II của Thông tư này cũng có quy định CMND khi đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp là một trong những trường hợp công dân phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Vì vậy, cho dù trên giấy CMND không ghi thời hạn sử dụng nhưng người dân có thể dựa vào ngày được cấp CMND để tính thời điểm hết hạn chứng minh nhân dân.
Hiện nay đối với trường hợp CMND đã hết thời hạn hay không may mà bị mất thì công dân sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đổi CMND cũ sang thẻ CCCD mà không làm lại được CMND vì hiện tại các tỉnh, thành trên cả nước đã ngừng cấp mới CMND mà thay bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 38 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định:
“Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày mà Luật này có hiệu lực vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu được đổi thì sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân.”
Vì vậy, Chứng minh nhân dân 9 số sẽ có thời hạn là 15 năm sử dụng. Công dân sẽ không phải đổi Chứng minh nhân dân nếu như thẻ vẫn còn hạn sử dụng. Ngày nay, không có văn bản nào có quy định rằng Chứng minh nhân dân 9 số sẽ chỉ có thời hạn đến 01/7/2021. Mốc thời gian 01/7/2021 thực ra chỉ là mốc của Bộ Công an không cấp mới Sổ hộ khẩu giấy, mà chuyển sang quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân (12 số trên thẻ Căn cước công dân).
Đây cũng là mốc thời gian Bộ Công an cam kết cơ bản sẽ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì vậy, mục tiêu của Bộ Công an là sẽ cấp được khoảng 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip vào trước 01/7/2021. Cũng chính vì những lý do trên nên Công an các tỉnh, quận, huyện… đang cấp tốc cấp Căn cước công dân cho người dân vào cả những ngày cuối tuần, thậm chí cả ngày lẫn đêm để hoàn thành…
Do vậy, hiện tại nhiều địa phương, ngoài việc đi vận động người dân đi làm Căn cước công dân thì cán bộ lại khiến công dân hiểu sai về vấn đề này, hiểu sai về thời hạn sử dụng của thẻ Chứng minh nhân dân cũ.
Về trường hợp của bố bạn thì bác có thể lựa chọn làm Căn cước công dân gắn chip ngay bây giờ (hiện nay đã ngừng cấp Chứng minh nhân dân thay vào đó đã cấp Căn cước công dân gắn chip trên toàn quốc). Hoặc có thể đợi đến khi Chứng minh nhân dân của bố bạn đã hết hạn (thời hạn 15 năm kể từ ngày cấp ghi trên mặt sau của thẻ).
Nếu như bác đi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân ngay bây giờ sẽ có được một số thuận lợi như: được cấp lưu động về tận xã, phường nơi cư trú; lệ phí cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp chỉ còn một nửa… Nhưng thời điểm hiện tại, các điểm cấp thẻ hầu như đang đông và bị quá tải. Vì vậy, thời gian cấp thẻ cũng sẽ lâu hơn so với quy định của pháp luật. Bác có thể cân nhắc về những mặt lợi và hại để xác định có cần làm thẻ ngay bây giờ hay không.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu? Nếu anh còn gặp bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tận tình và giải quyết triệt để vấn đề của anh nhé!
>> Xem thêm: Trường hợp nào phải làm căn cước công dân năm 2022?
Dùng chứng minh nhân dân đã hết hạn có bị phạt hay không?
>> Tư vấn chính xác mức phạt khi dùng chứng minh nhân dân hết hạn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị! Cảm ơn chị để lại câu hỏi về vấn đề chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu cho Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
*Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:
– Chứng minh nhân dân sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm.
– Mỗi công dân Việt Nam sẽ chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng của mình. Nếu như có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì sẽ được làm thủ tục đổi và cấp lại chứng minh nhân dân.
Theo đó, tại Mục 2, Phần II của Thông tư này cũng có quy định CMND khi đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp là một trong những trường hợp công dân phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Vì vậy, cho dù trên giấy CMND không ghi thời hạn sử dụng nhưng người dân có thể dựa vào ngày được cấp CMND để tính thời điểm hết hạn chứng minh nhân dân.
Xem thêm : Học tiếng anh B1 có khó không? Lộ trình học B1 cho người đi làm
Hiện nay đối với trường hợp CMND đã hết thời hạn hay không may bị mất thì công dân sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đổi CMND cũ sang thẻ CCCD mà không làm lại được CMND vì hiện tại các tỉnh, thành trên cả nước đã ngừng cấp mới CMND mà thay bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Như vậy, chứng minh nhân dân của mẹ bạn làm từ năm 2006 và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa làm lại. Tính đến nay đã là năm 2022, tức là chứng minh nhân dân của mẹ bạn đã làm được 16 năm.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân là 15 năm. Do đó mà chứng minh nhân dân của mẹ bạn tính đến thời điểm hiện tại đã hết hạn và hết giá trị sử dụng. Trong trường hợp này thì mẹ bạn có thể chuyển sang làm căn cước công dân có gắn chíp luôn theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì cho đến thời điểm này thì các tỉnh, thành trên cả nước đã ngừng cấp lại chứng minh nhân dân và ngừng làm lại chứng minh nhân dân.
*Dùng chứng minh nhân dân hết hạn có bị phạt không? Và bị phạt 500.000 đồng đúng hay không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 quy định về việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, trong trường hợp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân đã hết hạn nhưng không thực hiện việc cấp đổi thành Căn cước công dân mới theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bị phạt theo mức nêu trên (từ 300.000 – 500.000 đồng, trước đây quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cấp mới, cấp lại hay đổi Chứng minh nhân dân sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng).
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2013), Chứng minh nhân dân sẽ có giá trị sử dụng 15 năm được tính từ ngày cấp.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Theo Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi theo quy định. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi hoặc cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi thì với quy định nêu trên vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chứng minh nhân dân của mẹ bạn đã hết giá trị sử dụng. Nên mẹ bạn phải làm thẻ căn cước công dân gắn chíp theo quy định mới thay vì làm hay cấp lại chứng minh nhân dân. Nếu như mẹ bạn không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên tới 500.000 đồng.
Do đó, thông tin bạn nghe được đó là dùng chứng minh nhân dân hết hạn sẽ bị phạt 500.000 đồng là chính xác. Và chứng minh nhân dân đã hết hạn sẽ không còn giá trị sử dụng và không thể tiếp tục sử dụng được nữa.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu và mức phạt khi công dân sử dụng chứng minh nhân dân hết hạn. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị có thêm bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh tay gọi đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!
Làm sao để biết được chứng minh nhân dân đã hết hạn?
>> Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra thời hạn của chứng minh nhân dân, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Tuấn Anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi về chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn như sau:
Quy định về thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau: Theo quy định tại Mục 4, Phần I, Thông tư 04/1999 của Bộ Công an thì thời hạn sử dụng của CMND được quy định:
– CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm. Mỗi một công dân Việt Nam sẽ chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu như có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì sẽ được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn sẽ giữ đúng theo số ghi trên CMND như đã cấp.
Ngoài ra, tại Mục 2, Phần II của Thông tư này cũng đã quy định một trong những trường hợp công dân bắt buộc phải làm thủ tục đổi CMND là đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày được cấp.
Chính vì vậy, căn cứ vào quy định đã nêu ở trên, cho dù trên giấy CMND không có ghi thời hạn sử dụng nhưng người dân có thể dựa vào ngày mình được cấp CMND để tính thời điểm hết hạn sử dụng của căn cước công dân. Cụ thể là giấy CMND sẽ có thời hạn sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày được cấp.
Về thời hạn của thẻ Căn cước công dân: Khác với giấy CMND thì thời hạn sử dụng của thẻ CCCD sẽ được xác định dựa vào độ tuổi của mỗi người.
Cụ thể là tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 đã quy định về thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định phải đổi thẻ thì vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Chẳng hạn như bạn tính đến thời điểm hiện tại đã được cấp thẻ CCCD và trong hai năm trước năm 25 tuổi (từ năm 23-25 tuổi), có làm thủ tục cấp đổi thì thẻ CCCD của bạn sau khi cấp đổi sẽ có giá trị đến năm 40 tuổi.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2021 của Bộ Công an quy định về mặt trước của thẻ CCCD sẽ có ghi thời gian sử dụng đến ngày tháng năm nào sẽ hết hạn.
Vì vậy, để biết thẻ CCCD của bạn có còn thời hạn sử dụng hay không thì bạn có thể dựa vào ngày tháng năm hết hạn ghi trong mặt trước của thẻ CCCD hoặc dựa vào độ tuổi của bản thân để xác định. Đối với chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng sẽ được tính trong vòng 15 năm kể từ ngày được cấp.
Mọi thắc mắc về chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu và cách kiểm tra thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua hotline 1900.6174 để được giải đáp chi tiết trong thời gian ngắn nhất.
>> Xem thêm: Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì theo quy định mới nhất 2022
Trường hợp đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân mà vẫn được giữ nguyên số
>> Hỗ trợ nhanh chóng cách đổi CMND sang CCCD vẫn giữ nguyên số, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị, chúc chị một ngày tốt lành! Nội dung thắc mắc của chị được Luật sư giải đáp như sau:
Xem thêm : Tình yêu tuổi học trò là gì? Nên hay không?
Đối với trước thời điểm người dân được cấp thẻ CCCD gắn chip sẽ có ba loại giấy tờ có giá trị tương đương đó là CMND loại 9 số và CMND loại 12 số và thẻ CCCD có mã vạch.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật căn cước công dân năm 2014 thì số thẻ CCCD là số định danh cá nhân.
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 137/2015 mã số định danh là một dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc bao gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính của mình , mã năm sinh, mã tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và cuối cùng là 6 số của khoảng số ngẫu nhiên.
Do đó, nếu người nào đang sử dụng CMND loại 9 số khi đổi sang CCCD sẽ thay đổi thành 12 số.
Với trường hợp sử dụng CMND 12 số thì trước đây (theo quy định tại Thông tư 27/2012 của Bộ Công an, đã hết hiệu lực) có quy định: Số CMND gồm 12 chữ số tự nhiên sẽ do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Nếu như đổi, cấp lại CMND thì số ghi trên CMND được đổi, cấp lại vẫn sẽ giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp lần đầu.
Khi làm thủ tục đổi CMND loại 12 số sang thẻ CCCD gắn chip thì sẽ được giữ nguyên số CMND cũ trở thành số thẻ CCCD mới.
Bên cạnh đó, đối với thẻ CCCD mã vạch khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì 12 số trên thẻ CCCD mã vạch vẫn sẽ được giữ nguyên.
Do đó, chỉ có trường hợp đang sử dụng CMND loại 9 số khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì mới có sự thay đổi từ 9 số thành 12 số mới. Còn nếu đang sử dụng căn cước công dân 12 số khi đổi sang căn cước công dân gắn chíp thì 12 số trên đó vẫn được giữ nguyên.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị có thêm câu hỏi khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư và lắng nghe giải đáp chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Không đổi căn cước công dân đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Chứng minh nhân dân có 9 số sẽ được sử dụng đến khi nào?
> Giải đáp nhanh chóng chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận thông tin và đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về những trường hợp sau đây phải làm thủ tục để đổi Chứng minh nhân dân:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Ngoài ra, theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn áp dụng Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, về thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân được quy định như sau:
“CMND sẽ có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam sẽ chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu như có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì sẽ được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn sẽ giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.”
Theo khoản 2 Điều 38 Luật công chứng 2014 thì:
“Chứng minh nhân dân mà đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Do đó, Chứng minh nhân dân 9 số sẽ có thời hạn 15 năm. Bố chị không phải đổi Chứng minh nhân dân nếu như thẻ vẫn còn hạn. Hiện tại, không có văn bản nào quy định rằng Chứng minh nhân dân 9 số chỉ có thời hạn đến 01/7/2021. Mốc thời gian 01/7/2021 thực ra chỉ là mốc Bộ Công an không cấp mới
Sổ hộ khẩu giấy để chuyển sang quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân (12 số trên thẻ Căn cước công dân).
Đồng thời đây cũng là mốc Bộ Công an cam kết cơ bản sẽ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì vậy, mục tiêu của Bộ Công an là cấp được 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước 01/7/2021. Chính vì những lý do này mà Công an các tỉnh, quận, huyện… đang cấp tốc cấp Căn cước công dân cả những ngày cuối tuần, thậm chí cấp cả ngày lẫn đêm…
Do vậy, tại nhiều địa phương, ngoài việc vận động người dân đi làm Căn cước công dân thì các cán bộ lại khiến cho người dân hiểu sai về hạn sử dụng của thẻ Chứng minh nhân dân.
Về trường hợp của bố chị thì bác có thể lựa chọn làm Căn cước công dân gắn chip ngay bây giờ (hiện nay đã tạm ngừng không cấp Chứng minh nhân dân mà đã cấp Căn cước công dân gắn chip trên toàn quốc) hoặc có thể đợi đến khi Chứng minh nhân dân hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp ghi trên mặt sau của thẻ).
>> Xem thêm: Có bắt buộc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip không?
Hy vong với thông tin Luật sư cung cấp trong bài viết trên sẽ giải đáp chính xác thắc mắc của bạn về chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu và các quy định về CMND có liên quan. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được kết nối với Luật sư và lắng nghe tư vấn nhanh chóng nhất. Chúng tôi luôn cử nhưng Luật sư có chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu tư vấn của bạn, hỗ trợ và theo sát vấn đề của bạn mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp!
Trân trọng!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp ✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín ✅ Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày ✅ Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp ✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả ✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc ✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp