Việc cho vay thông qua Giấy vay nợ viết tay khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy lập Giấy vay nợ viết tay như thế nào để có hiệu lực pháp luật? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về giấy vay nợ viết tay theo quy định hiện hành trong bài viết dưới đây.
- Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không?
- Xem và chỉnh sửa Tên điểm truy cập (APN) trên iPhone và iPad
- Tổng hợp 3 cách nấu chè thập cẩm ngon miệng, hấp dẫn chuẩn vị 3 miền
- 15 Sữa Tăng Cân Cho Người Gầy Tốt Nhất Trên Thị Trường
- Ngày 8/6 là ngày gì? Bạn đã biết những sự kiện đặc biệt diễn ra vào ngày này chưa
I. Thực trạng về giấy vay nợ viết tay hiện nay
Giao dịch vay, mượn là loại giao dịch dân sự diễn ra phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Trong đó, với đặc điểm nhanh chóng, tiết kiệm, việc các bên lập Giấy vay nợ viết tay để xác lập giao dịch vay, nợ cũng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người khi ký giấy vay nợ nhưng chưa nắm rõ quy định pháp lý liên quan đến giấy vay nợ viết tay.
Bạn đang xem: GIẤY VAY NỢ VIẾT TAY LÀ GÌ? CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?
II. Giấy vay nợ viết tay là gì? Tại sao giấy nợ viết tay lại phổ biến?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Căn cứ quy định trên, Giấy vay nợ viết tay được coi là một hợp đồng vay tài sản và được thể hiện bằng hình thức là văn bản viết bằng tay. Theo đó, giấy vay nợ viết tay thể hiện sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập nghĩa vụ giao tài sản của bên cho vay, nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
Trong thực tế, việc viết giấy vay nợ giữa các chủ thể diễn ra phổ biến bởi một số nguyên nhân như:- Bên vay và bên cho vay thường là người thân, bạn bè hoặc người quen khác. Các bên ký giấy vay nợ dựa trên sự tin tưởng nhau nên lựa chọn lập giấy vay nợ viết tay.
- Các bên muốn tiết kiệm chi phí và thời gian nên không nhờ cá nhân, chủ thể khác tư vấn, soạn thảo hợp đồng vay; hoặc công chứng, chứng thực.
III. Quy định pháp luật về giấy vay nợ viết tay
1. Hiệu lực pháp luật của giấy vay nợ viết tay
Hiện nay, Giấy vay nợ viết tay được coi là một hợp đồng vay tài sản. Do đó, giấy vay nợ viết tay cũng cần tuân thủ các quy định về hợp đồng vay tài sản và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung.
Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Xem thêm : Tử Vi Tuổi Giáp Tuất 1994 Năm 2023 – Nữ Mạng
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Như vậy, khi giấy vay nợ viết tay đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có hiệu lực pháp lý và phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan đối với giấy vay nợ này.
2. Điều kiện có hiệu lực của giấy vay nợ viết tay
Giấy vay nợ viết tay có hiệu lực cần có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể: các bên trong giao dịch vay này phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp và tham gia vào giao dịch vay một cách hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của giao dịch vay giữa các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hiện nay không có quy định về hình thức riêng của hợp đồng vay tài sản. Do đó, giấy vay nợ viết tay là hình thức được pháp luật cho phép theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.
IV. Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến giấy vay nợ viết tay
1. Giấy vay nợ viết tay không công chứng được không?
Hiện nay không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được lập bằng văn bản có công chứng. Giấy vay nợ viết tay là một dạng hợp đồng vay tài sản nên chỉ cần đáp ứng quy định chung về hình thức giao dịch dân sự theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Như vậy, giấy vay nợ viết tay không bắt buộc phải công chứng.
2. Giấy vay nợ viết tay bị sửa sau khi ký thì có hiệu lực không?
Xem thêm : Dấu Hiệu Nhận Biết Rách Bao Cao Su
Trong giao dịch dân sự, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên. Một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 là: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.
Do đó, việc chỉnh sửa nội dung Giấy vay nợ viết tay sau khi ký nếu được sự đồng thuận của các bên và vẫn đảm bảo điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật thì có hiệu lực.
3. Có thể hủy giấy vay nợ viết tay bằ ng lời nói không?
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Pháp luật hiện nay không có quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản nên việc vay nợ bằng lời nói vẫn được pháp luật thừa nhận.
Như vậy, khi có căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật thì giao dịch vay nợ bằng lời nói có thể bị hủy.
V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến giấy vay nợ viết tay.
Hãng luật NPLaw cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến giấy vây nợ viết tay cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệp, NPLaw cam kết giải quyết vụ việc nhanh chóng, uy tín, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp