Khoản 4 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định một trong những trường hợp được đổi giấy phép lái xe như sau: “Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân…”.
- CÁC VỊ THẦN BẢO HỘ GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM NGƯỜI VIỆT
- 3 Công Thức Vịt Nướng Nồi Chiên Không Dầu Ngon Ngọt Thịt
- Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ: Mẹ đã dùng đúng?
- Tác dụng tuyệt vời của nước ép cần tây và những điều cần lưu ý
- Phân biệt 2 phương thức xét tuyển học bạ và sử dụng kết quả thi THPT quốc gia
Căn cứ quy định kể trên thì chỉ trường hợp năm sinh trên giấy phép lái xe (GPLX) không khớp với Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) thì mới bắt buộc phải đổi GPLX cho đúng thông tin ghi trong CMND/CCCD.
Bạn đang xem: Sai năm sinh trên giấy phép lái xe phải đổi lại thế nào?
Tuy nhiên, trường hợp bị sai lệch ngày, tháng sinh trên GPLX so với CMND/CCCD cũng nên làm thủ tục đổi lại GPLX. Việc đổi GPLX do sai ngày sinh/tháng sinh hoặc sai cả 2 đều sẽ được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Dù pháp luật không yêu cầu trường hợp GPLX sai ngày, tháng sinh phải đổi nhưng người dân vẫn nên đổi GPLX mới để thông tin phù hợp, thống nhất với CMND/CCCD và thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Xem thêm : Chi tiết lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 của học sinh cả nước
Căn cứ theo Điều 37, Điều 38 Thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải, thủ tục đổi GPLX do sai ngày, tháng, năm sinh được thực hiện như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu đổi GPLX chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi GPLX (có thể tải mẫu theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc nhận ở nơi làm thủ tục cấp đổi).
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trừ trường hợp đổi GPLX hạng A1, A2, A3.
– Bản sao GPLX, CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND/CCCD (với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Xem thêm : Sau sinh bao lâu được uống trà sữa? Những điều mẹ cần biết
Bước 2: Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Có thể gửi trực tiếp hoặc thực hiện online trên Cổng dịch vụ công.
Bước 3: Chụp ảnh (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp): Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, lái xe phải chụp ảnh tại cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe. Đồng thời, xuất trình bản chính GPLX, CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Bước 4: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ: Khi tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam/Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ không đúng quy định, phải thông báo trực tiếp/bằng văn bản/qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung, sửa đổi cho người dân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 5: Nộp lệ phí: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp 135.000 đồng khi được tiếp nhận hồ sơ.Trường hợp nộp hồ sơ online: Phải thanh toán thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 6: Giải quyết và trả kết quả: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam/Sở Giao thông vận tải cấp đổi GPLX cho người có yêu cầu, nếu từ chối phải trả lời nêu rõ lý do. GPLX mới sẽ được trả trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua bưu điện tùy vào yêu cầu trước đó của người dân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp